Giải Địa lí 7 trang 137 Kết nối tri thức

Với lời giải Địa lí 7 trang 137 trong Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi Địa lí 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Địa lí lớp 7 trang 137.

Giải Địa lí 7 trang 137 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 137 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin trong mục 3 và quan sát hình 4 (trang 131), hãy:
- Xác định phạm vi môi trường hoang mạc ở châu Phi.

Đọc thông tin trong mục 3 và quan sát hình 4, hãy: Xác định

Quảng cáo

Trả lời:

- Môi trường hoang mạc chiếm diện tích lớn ở toàn bộ khu vực Bắc và Đông Bắc châu Phi, một phần nhỏ ở Nam Phi.

Câu hỏi trang 137 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin trong mục 3 và quan sát hình 4 (trang 131), hãy:
- Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc.

Đọc thông tin trong mục 3 và quan sát hình 4, hãy: Trình bày

Quảng cáo

Trả lời:

- Tại các ốc đảo, người dân trồng cây ăn quả và một số cây lương thực, chăn nuôi được tiến hành du mục. Lạc đà được nuôi nhiều để làm phương tiện vận chuyển. Nhiều mỏ dầu khí lớn được phát hiện và khai thác ở khu vực này. Ngoài ra du lịch đang dần phát triển tại đây.

- Diện tích hoang mạc có xu hướng mở rộng hơn ở châu Phi do biến đổi khí hậu và sử dụng tài nguyên không hợp lí, do đó cần có các biện pháp thành lập “vành đai xanh” chống lại hiện tượng hoang mạc hoá.

Câu hỏi trang 137 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin trong mục 4 và quan sát hình 4 (trang 131), hãy:
- Xác định phạm vi môi trường cận nhiệt ở châu Phi.

Đọc thông tin trong mục 4 và quan sát hình 4, hãy: Xác định

Trả lời:

- Môi trường cận nhiệt ở châu Phi chiếm diện tích nhỏ, ven biển Nam Phi.

Câu hỏi trang 137 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin trong mục 4 và quan sát hình 4 (trang 131), hãy:
- Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt.

Đọc thông tin trong mục 4 và quan sát hình 4, hãy: Trình bày

Quảng cáo

Trả lời:

- Các cây ăn quả xuất khẩu được trồng nhiều ở đây như nho, cam, chanh, ô liu... Ngoài ra còn có một số cây lương thực. Vật nuôi chủ yếu là cừu.

- Hoạt động khai thác khoáng sản rất phát triển, nhất là kim cương, dầu, vàng. Đây cũng là khu vực thuận lợi cho phát triển du lịch.

- Cần chú ý giải pháp chống khô hạn và hoang mạc hoá.

Luyện tập trang 137 Địa Lí lớp 7: Lập bảng so sánh cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo và môi trường nhiệt đới châu Phi.

Trả lời:

Lập bảng so sánh cách thức con người khai thác thiên nhiên

Vận dụng trang 137 Địa Lí lớp 7: Tìm hiểu về hoang mạc Xa-ha-ra

Trả lời:

- Hoang mạc Xa-ha-ra là hoang mạc lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 9,2 triệu km2, nằm ở phía Bắc châu Phi. Đây cũng là hoang mạc khô hạn nhất thế giới. Tuy nhiên nhờ có một số ốc đảo mà động, thực vật của hoang mạc khá phong phú với khoảng 500 loài thực vật, nổi vật là oliu và hơn 70 loài động vật, phổ biến là lạc đà.

- Có nhiều bộ tộc sinh sống ở hoang mạc, chủ yếu với nghề vận chuyển bằng lạc đà, chăn nuôi du mục.

Lời giải bài tập Địa lí 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Địa Lí lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên