Lý thuyết Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Đặc điểm thủy văn

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 8 Bài 8: Đặc điểm thủy văn sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 8.

Lý thuyết Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Đặc điểm thủy văn

Quảng cáo

1. Đặc điểm sông ngòi

a) Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước

- Nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km.

- Mật độ trung bình mạng lưới sông khoảng 0,66 km/km2, ở đồng bằng mật độ có thể cao hơn, từ 2 - 4 km/km2.

- Dọc bờ biển nước ta, cứ khoảng 20 km lại có một cửa sông.

b) Lưu lượng nước lớn, giàu phù sa

- Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn (khoảng 839 tỉ m3/năm), phân bố không đều giữa các hệ thống sông. Trong đó, hệ thống sông Mê Công chiếm tới 60,4% lưu lượng của cả nước.

- Sông ngòi còn mang theo một lượng phù sa rất lớn với tổng lượng khoảng 200 triệu tấn/năm, trong đó riêng sông Hồng là 120 triệu tấn/năm, chiếm tới 60% tổng lượng phù sa của sông ngòi cả nước.

c) Phần lớn sông ngòi chảy theo hai hướng chính

Quảng cáo

- Sông ngòi chủ yếu chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam (ví dụ: sông Hồng, sông Mã, sông Tiền,..) và vòng cung (ví dụ: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu,..).

- Ngoài ra, một số sông chảy theo hướng khác như đông nam - tây bắc (ví dụ: sông Kỳ Cùng), đông - tây (ví dụ: sông Srêpôk, sông Sê San,..).

- Hầu hết các sông của nước ta đều đổ ra Biển Đông.

d) Chế độ dòng chảy theo hai mùa rõ rệt

+ Chế độ dòng chảy sông ngòi phụ thuộc vào chế độ mưa, với hai mùa rõ rệt là mùa lũ tương ứng với mùa mưa và mùa cạn tương ứng với mùa khô.

+ Nguyên nhân: do nguồn cung cấp nước sông chủ yếu là nước mưa.

Lý thuyết Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Đặc điểm thủy văn

Quảng cáo

2. Một số hệ thống sông lớn ở nước ta

Nước ta có 9 hệ thống sông lớn, với diện tích lưu vực trên 10000 km2. Các hệ thống sông này có mạng lưới và chế độ nước sông khác nhau, điển hình như: hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Thu Bồn và hệ thống sông Cửu Long.

a) Hệ thống sông Hồng

* Đặc điểm mạng lưới sông:

- Là hệ thống sông lớn thứ 2 cả nước sau hệ thống sông Mê Kông.

- Hệ thống sông được cung cấp nước bởi hơn 600 phụ lưu, trong đó có 2 phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô. Các phụ lưu lớn hợp với dòng chính sông Hồng tạo thành mạng lưới sông hình nan quạt, hội tụ tại Việt Trì (Phú Thọ).

- Sông Hồng đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa chính Ba Lạt và nhiều chi lưu khác.

Lý thuyết Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Đặc điểm thủy văn

Đoạn sông Hồng chảy qua thành phố Hà Nội

Quảng cáo

* Đặc điểm chế độ nước sông:

- Chế độ nước sông có hai mùa rõ rệt (mùa lũ và mùa cạn)

+ Mùa lũ: bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 phù hợp với mùa mưa. Lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm.

+ Mùa cạn: bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.

- Do mạng lưới sông có dạng nan quạt, nên khi mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.

- Các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn.

b) Hệ thống sông Thu Bồn

* Đặc điểm mạng lưới sông:

- Sông Thu Bồn dài 205 km, bắt nguồn từ vùng núi Trường Sơn Nam.

- Hệ thống sông có khoảng 80 phụ lưu.

- Các sông, suối trong hệ thống sông thường ngắn và dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập.

- Mạng lưới sông có dạng nan quạt.

Lý thuyết Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Đặc điểm thủy văn

Đoạn sông Thu Bồn chảy qua tỉnh Quảng Nam

* Đặc điểm chế độ nước sông: chia làm hai mùa rõ rệt (mùa lũ và mùa cạn)

- Mùa lũ diễn ra từ tháng 9 đến tháng 12 phù hợp với mùa mưa thu đông và mùa bão, lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 65% tổng lượng nước cả năm. Lũ tại hệ thống sông Thu Bồn lên rất nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp bão và mưa lớn.

- Mùa cạn kéo dài từ tháng 1 đến tháng 9, chiếm khoảng 35% tổng lượng nước cả năm.

c) Hệ thống sông Cửu Long

* Đặc điểm mạng lưới sông:

- Sông Cửu Long (sông Mê Công) có chiều dài dòng chính là 4300 km, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc).

- Đây là một trong những hệ thống sông lớn trên thế giới, chảy qua 6 quốc gia. Trong phần lưu vực trên lãnh thổ Việt Nam, sông có chiều dài hơn 230 km.

- Hệ thống sông có nhiều phụ lưu, riêng ở Việt Nam có 286 phụ lưu, lớn nhất là sông Srê Pốk.

- Hai chi lưu lớn ở Việt Nam là sông Tiền và sông Hậu, được chia ra thành nhiều sông nhỏ cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt.

- Mạng lưới sông có hình lông chim.

Lý thuyết Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Đặc điểm thủy văn

Cầu Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền (nối tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long)

* Đặc điểm chế độ nước sông: chia làm hai mùa rõ rệt (mùa lũ và mùa cạn)

- Mùa lũ: kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, lượng nước mùa lũ chiếm hơn 75% tổng lượng nước cả năm. Mùa lũ nước lên và xuống chậm (nhờ mạng lưới sông dạng lông chim và được điều tiết bởi hồ Tôn-lê Sáp của Cam-pu-chia)

- Mùa cạn: từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.

3. Vai trò của hồ, đầm và nước ngầm

a) Vai trò của hồ, đầm

* Đặc điểm hồ, đầm của Việt Nam

- Việt Nam có nhiều hồ, đầm tự nhiên, như: hồ Tây (Hà Nội), hồ Lắk (Đắk Lắk),...; đầm Thị Nại (Bình Định), đầm Ô Loan (Phú Yên),... Các đầm lớn thường thấy ở ven biển, đặc biệt dọc Duyên hải miền Trung.

- Việt Nam còn có nhiều hồ nhân tạo với diện tích mặt nước dao động từ vài ha đến hàng chục nghìn ha như: hồ Hoà Bình (Hoà Bình), hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước),…

Lý thuyết Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Đặc điểm thủy văn

* Vai trò của hồ, đầm

- Vai trò đối với sản xuất:

+ Hồ đầm là nơi có thể nuôi trồng thủy sản.

+ Nhiều hồ đầm có phong cảnh đẹp thu hút khách du lịch.

+ Các hồ nước ngọt, cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp, hoạt động công nghiệp, phát triển thủy điện.

+ Hồ còn có vai trò điều tiết nước của các dòng chảy

- Vai trò đối với sinh hoạt: cung cấp nước cho hoạt động sinh hoạt của con người, đảm bảo sinh kế cho người dân.

- Ngoài ra, hồ đầm còn có ý nghĩa đối với việc bảo vệ môi trường:

+ Giúp điều hòa khí hậu địa phương.

+ Là môi trường sống của nhiều sinh vật dưới nước, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.

b) Vai trò của nước ngầm

* Đặc điểm: Việt Nam có lượng nước ngầm khá phong phú, phân bố chủ yếu ở các đồng bằng và vùng ven biển.

* Vai trò:

- Vai trò đối với sản xuất:

+ Nước ngầm cung cấp nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

+ Các nguồn nước nóng, nước khoáng là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh.

- Vai trò đối với sinh hoạt:

+ Là nguồn nước quan trọng phục vụ sinh hoạt của người dân.

+ Nước khoáng có giá trị đối với sức khỏe con người.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 8 Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 8, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Địa Lí 8 hay, ngắn gọn được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên