Giải Địa Lí 9 trang 200 Chân trời sáng tạo

Với lời giải Địa Lí 9 trang 200 trong Bài 17: Vùng Tây Nguyên Địa Lí 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng trả lời câu hỏi & làm bài tập Địa 9 trang 200.

Giải Địa Lí 9 trang 200 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Câu hỏi trang 200 Địa Lí 9: Dựa vào hình 17.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố du lịch ở vùng Tây Nguyên.

Dựa vào hình 17.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố du lịch

Trả lời:

- Là vùng đất giàu tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hóa gắn với bảo vệ môi trường. Các sản phẩm du lịch sinh thái gồm: thám hiểm, nghiên cứu các hệ sinh thái vườn quốc gia, hang động,…; du lịch trang trại; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng núi và hồ trên núi;… Các sản phẩm du lịch văn hóa gồm: tìm hiểu giá trị kiến trúc nghệ thuật như nhà Rông, nhà Dài, nhà Mồ, các buôn làng,…

- Hoạt động du lịch phát triển mạnh ở Lâm Đồng và Đắk Lắk, 2 tỉnh này chiếm trên 70% doanh thu du lịch lữ hành toàn vùng (2021). TP Đà Lạt là trung tâm du lịch nổi tiếng của vùng. Các tuyến du lịch trọng điểm như “Con đường xanh Tây Nguyên”, “Con đường huyền thoại - Đường mòn Hồ Chí Minh”,… tạo điều kiện để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Tây Nguyên.

Luyện tập 1 trang 200 Địa Lí 9: Dựa vào bảng 17.2, hãy:

Quảng cáo

- Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng gỗ khai thác và diện tích rừng trồng mới của vùng Tây Nguyên, giai đoạn 2010 - 2021.

- Rút ra nhận xét. Dựa vào bảng 17.2, hãy vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng gỗ khai thác và diện tích rừng

Trả lời:

- Vẽ biểu đồ:

Dựa vào bảng 17.2, hãy vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng gỗ khai thác và diện tích rừng

- Nhận xét: Nhìn chung, sản lượng gỗ khai thác và diện tích rừng trồng mới của vùng Tây Nguyên, giai đoạn 2010 - 2021 đã có sự thay đổi, cả 2 chỉ số đều tăng lên, tuy nhiên có sự biến động trong từng giai đoạn, cụ thể:

+ Diện tích rừng trồng mới giảm từ 17,4 nghìn ha (2010) xuống chỉ còn 10,2 nghìn ha (2015), sau đó lại tăng lên liên tục, đạt 13,8 nghìn ha (2018) và đến năm 2021 đạt 19,0 nghìn ha.

+ Sản lượng gỗ khai thác hầu như đều tăng, duy chỉ có giai đoạn từ 2012 - 2015 là giảm, giảm từ 615,3 nghìn m3 xuống 601,9 nghìn m3, sau giai đoạn này tiếp tục tăng và đạt 753,7 nghìn m3 năm 2021.

Quảng cáo

Luyện tập 2 trang 200 Địa Lí 9: Dựa vào hình 17.2, hãy cho biết các nhà máy thủy điện ở vùng Tây Nguyên phân bố trên những sông nào.

Dựa vào hình 17.2, hãy cho biết các nhà máy thủy điện ở vùng Tây Nguyên

Trả lời:

- Các nhà máy thủy điện ở vùng Tây Nguyên phân bố trên những sông: sông Krông Pô Kô, sông Ba, sông Đắk Krông, sông Đồng Nai,

Vận dụng trang 200 Địa Lí 9: Hãy tìm hiểu và giới thiệu một lễ hội ở vùng Tây Nguyên.

Trả lời:

Lễ hội mừng lúa mới ở Tây Nguyên

Cứ vào tháng 11 hàng năm, đồng bào các dân tộc sống trên dãy Trường Sơn vùng Tây Nguyên nói chung và người Gia Rai nói riêng tổ chức Lễ cúng mừng lúa mới - Hội mùa. Lễ được tổ chức sau khi thu hoạch xong vụ mùa với ý nghĩa tôn vinh hạt thóc của các thần linh (Yang) ban cho dân làng và cầu mong các thần linh cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình sung túc. Đây là dịp để bà con buôn làng tổ chức dâng lễ, tạ ơn thần Lúa, thần Nông nghiệp vì đã cho một vụ mùa ấm no.

Trong ngày nghễ hội, các già làng đã thức dậy sửa soạn từ mờ sáng, đóng khố chỉnh tề chuẩn bị cho buổi lễ quan trọng nhất trong năm. Thanh niên trong làng cũng chuẩn bị rượu thịt sẵn sàng, phụ nữ vui vẻ hơn ngày thường khi mặc những bộ đồ thổ cẩm huyền bí, đậm chất truyền thống. Mọi người quây quần về nhà rông. Tiếng cồng, tiếng chiêng vang lên nhịp nhàng trong điệu múa xoang nhẹ nhàng say đắm, già làng bắt đầu đọc lời khấn lễ.

Phần Lễ mừng lúa mới thứ nhất được cúng ở rẫy lúa gồm 1 chén rượu và 1 con gà. Phần lễ thứ hai được cúng ở chòi rẫy và cúng ở nhà chủ lúa. Theo quan niệm của người dân nơi đây, lễ được dâng để cầu khấn 7 vị thần, gồm thần đất, thần trời, thần nước, thần nuôi dưỡng, thần che chở, thần bảo vệ, thần lúa thông qua động tác 7 lần chạm vào chén rượu. Cầu cho những giống lúa đã trồng của gia đình tốt tươi, mau chín, thơm ngon. Người Gia Rai theo chế độ mẫu hệ nên khi mời rượu, người được mời đầu tiên là phụ nữ, do đó người vợ của chủ lúa và mẹ của vợ được mời uống trước.

 Không gian văn hóa Lễ mừng lúa mới là một không gian văn hóa lễ hội đầy màu sắc của người J’rai và đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Lễ được duy trì hàng năm bởi những người dân buôn làng như một tập tục không thể thiếu.

Quảng cáo

Lời giải bài tập Địa Lí 9 Bài 17: Vùng Tây Nguyên hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Địa Lí 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 9 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên