Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 21. Cưa và đục kim loại hay, ngắn gọn

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 21. Cưa và đục kim loại hay, ngắn gọn

A. Lý thuyết & Nội dung bài học

I. Cắt kim loại bằng cưa tay

1. Khái niệm

    Cắt kim loại bằng cưa tay là một dạng gia công thô, dùng lực tác động làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu.

    Công dụng của cưa tay: cắt kim loại thành từng phần, loại bỏ phần thừa.

2. Kĩ thuật cưa

a) Chuẩn bị

    Lắp lưỡi cưa vào khung cưa sao cho các răng của lưỡi cưa hướng ra khỏi phía tay nắm.

    Lấy dấu vật cần cưa.

    Chọn và lắp êtô vừa tầm vóc người đứng.

    Kẹp chặt vật cưa (phôi) cần cưa vào má êtô.

b) Tư thế đứng và thao tác cưa

    Người cưa đứng thẳng, thoải mái, khối lượng cơ thể phân đều lên 2 chân, chân phải hợp với chân trái 1 góc 75o, chân phải hợp với trục của êtô 1 góc 45o.

    Cầm cưa theo tay thuận tay kia cầm vào khung cưa.

    Thao tác: Kết hợp hai tay và một phần khối lượng cơ thể để đẩy và kéo cưa. Khi đẩy thì ấn lưỡi cưa và đẩy từ từ để tạo lực cắt, khi kéo cưa về, tay trái không ấn, tay phải rút cưa về nhanh hơn lúc đẩy, quá trình lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi kết thúc.

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 21. Cưa và đục kim loại hay, ngắn gọn

3. An toàn khi cưa

    Kẹp vật cưa phải đủ chặt. Lưỡi cưa căng vừa phải, không dùng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm bị vỡ. Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật để vật không dơi vào chân. Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi mạnh vào cưa vì mạt cưa dễ bắn vào mắt.

II. Đục kim loại

1. Khái niệm

    Đục là bước gia công thô, thường được sử dụng khi lượng dư gia công lớn hơn 0,5mm.

    Đục kim loại thường được sử dụng khi lượng dư gia công lớn hơn 0,5mm.

2. Kĩ thuật đục

a) Cách cầm đục và búa:

    Cách cầm đục: cầm cách cán từ 3 cm sao cho thoải mái nhất khi đục.

    Cách cầm búa: cầm cách cán từ 3 cm sao cho động tác thoải mái nhất có thể khi đập xuống.

    Chú ý: khi cầm đục và búa, các ngón tay cầm chặt vừa phải để dễ điều chỉnh.

b) Tư thế đục:

    Tư thế,vị trí đứng đục,cách chọn chiều cao bàn êtô giống như ở phần cưa.

    Lưu ý: nên đứng về phía sau cho lực đánh búa vuông góc với má kẹp.

c) Cách đánh búa

    Bắt đầu đục: Để lưỡi đục sát vào mépvật,cách mặt trên của vật từ 0,5-1mm.

    Đánh búa nhẹ nhàng để cho đục bám vào vật khoảng 0,5mm.

    Nâng đục sao cho đục nghiêng với mặt nằm ngang 1 góc 30-35. Sau đó đánh búa mạnh và đều.

3. An toàn khi đục

    Không dùng đục có cán bị vỡ, nứt.

    Không dùng đục có lưỡi đục bị mẻ.

    Kẹp vật vào ê tô phải thật chặt.

    Không cần có lưới chắn phoi ở phía đối diện người đục.

    Cầm đục, búa chắc chắn, đánh búa đúng đầu đục.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Công nghệ 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Công nghệ 8 | Soạn Công nghệ lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Công nghệ lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

ly-thuyet-trac-nghiem-cong-nghe-8.jsp

Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên