Lý thuyết GDCD 7 Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam hay, chi tiết

Lý thuyết GDCD 7 Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam hay, chi tiết

I.Khái quát nội dung câu chuyện

* Hoàn cảnh của Thái

- Bố mẹ li hôn khi 4 tuổi; bố mẹ đi tìm hạnh phúc riêng; ở với bà ngoại già yếu; làm thuê vất vả.

- Thái không được hưởng quyền: Được bố mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo (Đi học, có nhà ở).

* Để trở thành người tốt

Thái phải làm: Đi học, rèn luyện tốt, vâng lời cô chú, thực hiện tốt nội quy của trường; Chịu khó làm việc, không nghe theo kẻ xấu; vừa đi học, vừa đi làm.

=> Ý nghĩa: Công ước LHQ về quyền trẻ em được Việt Nam tôn trọng và phê chuẩn năm 1990 và được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật của nước ta. Trong đó nêu rõ các quyền mà trẻ em được hưởng.

* Các quyền cơ bản của trẻ em Việt Nam

- Quyền được khai sinh và có quốc tịch.

- Quyền được sống chung với bố mẹ, được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

- Quyền được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia hoạt động văn hoá, thể thao.

- Quyền được bảo vệ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục.

- Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể danh dự và nhân phẩm.

II. Nội dung bài học

2. 1 Nội dung các quyền

* Quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.

* Quyền được chăm sóc:

- Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe; được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

- Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều chỉnh phục hồi chức năng.

- Trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.

* Quyền được giáo dục:

- Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ.

- Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.

Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam

Trẻ em có quyền được học tập.

2.2 Bổn phận của trẻ em:

- Trong gia đình: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo,vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ; yêu thương đùm bọc, chăm sóc giúp đỡ anh chị em

- Trong xã hội: yêu quê hương đất nước; có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng và chấp hành pháp luật; thực hiện nếp sống văn minh; tôn trọng, lễ phép với người lớn; Bảo vệ tài nguyên môi trường; không tham gia tệ nạn xã hội; chăm chỉ học tập rèn luyện đạo đức.

2.3 Trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội.

- Cha mẹ (người đỡ đầu) chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em.

- Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em.

Có trách nhiệm chăm sóc giáo dục và bồi dưỡng cấc em trở thành người công dân có ích.

Xem thêm các bài Lý thuyết & Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 7 có đáp án, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 | Trả lời câu hỏi GDCD 7 được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-13-quyen-duoc-bao-ve-cham-soc-va-giao-duc-cua-tre-em-viet-nam.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên