Lý thuyết Sinh học 7 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn hay, ngắn gọn

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn hay, ngắn gọn

I. BỘ XƯƠNG

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn hay, ngắn gọn

Bộ xương thằn lằn có 3 phần:

- Xương đầu

- Xương thân. Cột sống dài, có 8 đốt sống cổ, có các xương sườn tạo thành lồng ngực

- Xương chi gồm xương đai và các xương chi

Bộ xương thằn lằn tiến hóa hơn ở ếch đồng và phù hợp với sống trên cạn

- Có các xương sườn tạo lồng ngực giúp thằn lằn hô hấp

- Số lượng đốt sống cổ lớn hơn (8 đốt thay vì 1 đốt ở ếch)

- Cột sống dài, có đốt sống đuôi dài phù hợp di chuyển trên cạn

- Đai chi trước khớp với cột sống khiến chi trước cử động linh hoạt

II. CÁC CƠ QUAN DINH DƯỠNG

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn hay, ngắn gọn

1. Tiêu hóa

Các cơ quan trong hệ tiêu hóa của thằn lằn có sự thay đổi so với ếch:

- Ống tiêu hóa đã phân hóa rõ hơn, ruột già chứa phân đặc do có khả năng hấp thu lại nước.

2. Tuần hoàn và hô hấp

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn hay, ngắn gọn

- Hệ tuần hoàn

Thằn lằn cũng có 2 vòng tuần hoàn, tim xuất hiện vách ngăn hụt ngăn tạm thời tâm thất thành 2 nửa (tim 4 ngăn chưa hoàn toàn) nên máu ít bị pha hơn

- Hệ hô hấp

+ Sống hoàn toàn trên cạn nên phổi là cơ quan hô hấp duy nhất của thằn lằn. So với phổi ếch, phổi thằn lằn có cấu tạo phức tạp hơn, có nhiều vách ngăn và mao mạch bao quanh.

+ Sự thông khí ở phổi (hít, thở) là nhờ sự xuất hiện của các cơ liên sườn. Khi các cơ này co đã làm thay đổi thể tích của lồng ngực

- Cấu tạo của hệ tuần hoàn và hô hấp như vậy là phù hợp với hoạt động đòi hỏi cung cấp nhiều năng lượng khi di chuyển trên cạn, nhưng còn chưa hoàn thiện nên thằn lằn vẫn là động vật biến nhiệt.

3. Bài tiết

Thằn lằn có thận sau (hậu thận) tiến bộ hơn thận giữa của ếch, có khả năng hấp thu lại nước. Nước tiểu đặc.

III. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

Hệ thần kinh của thằn lằn phát triển hơn so với của ếch, có não trước và tiểu não phát triển liên quan với đời sống và hoạt động phức tạp hơn.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn hay, ngắn gọn

- Tai có màng nhĩ nằm sâu trong một hốc nhỏ tương tự ống tai ngoài nhưng chưa có vành tai.

- Mắt cử động rất linh hoạt, có thể quan sát dễ dàng con mồi ngay khi đầu giữ bất động. Mắt có mi mắt và tuyến lệ, ngoài 2 mi trên dưới, mắt thằn lằn còn có mi thứ 3 mỏng rất linh hoạt, đảm bảo cho mắt khỏi khô mà vẫn nhìn thấy được.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Sinh học 7 | Soạn Sinh học 7 được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

cau-tao-trong-cua-than-lan.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên