Lý thuyết Sinh học 7 Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày hay, ngắn gọn
Lý thuyết Sinh học 7 Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày hay, ngắn gọn
Bài giảng: Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày - Cô Mạc Phạm Đan Ly (Giáo viên VietJack)
I. Trùng biến hình
- Trùng biến hình là đại diện tiêu biểu của lớp Trùng chân giả.
- Trùng biến hình sống ở mặt bùn trong các ao tù hay các hồ nước lặng
- Trùng biến hình có kích thước rất nhỏ (thay đổi từ 0,01mm đến 0,05mm) nên cần quan sát dưới kính hiển vi.
1. Cấu tạo và di chuyển
- Trùng biến hình là một cơ thể đơn bào rất đơn giản. Cơ thể chúng gồm một khối chất lỏng nguyên sinh và nhân.
- Trùng biến hình di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả. Vì thế cơ thể chúng luôn biến đổi hình dạng.
2. Dinh dưỡng
- Trùng biến hình là loài dị dưỡng, chúng chủ động bắt mồi và tiêu hóa mồi.
- Trùng biến hình bắt mồi và tiêu hóa mồi qua 4 giai đoạn:
+ Lập tức hình thành chân giả thứ 2 vây lấy mồi
+ Vùng tiếp cận mồi lõm vào
+ Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.
+ Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa.
- Thức ăn được tiêu hóa trong tế bào gọi là tiêu hóa nội bào
- Sự trao đổi khí (lấy ôxi, thải CO2) được thực hiện qua bề mặt cơ thể.
- Nước thừa được tập trung về không bào co bóp rồi chuyển ra ngoài. Chất thải được loại ra ở bất kì vị trí nào trên cơ thể.
3. Sinh sản
Khi gặp điều kiện thuận lợi (về thức ăn, nhiệt độ…), trùng biến hình sinh sản theo hình thức phân đôi.
II. Trùng giày
Trùng giày là đại diện của lớp Trùng cỏ. Tế bào trùng giày đã phân hóa thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phận đảm nhận chức năng sống nhất định.
1. Cấu tạo và di chuyển
- Phần giữa cơ thể là bộ nhân gồm: nhân lớn và nhân nhỏ. Nửa trước và nửa sau đều có 1 không bào co bóp hình hoa thị, ở vị trí cố định. Chỗ lõm của cơ thể là rãnh miệng, cuối rãnh miệng có lỗ miệng và hầu.
- Trùng giày di chuyển theo kiểu vừa tiến vừa xoay nhờ các lông bơi.
2. Dinh dưỡng
Thức ăn (gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ…) được lông bơi dồn về lỗ miệng. Thức ăn qua miệng và hầu được vo thành viên trong không bào tiêu hóa. Sau đó không bào tiêu hóa rời hầu di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định. Enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh. Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể.
3. Sinh sản
Trùng giày có 2 cách sinh sản là sinh sản vô tính phân đôi theo chiều ngang và sinh sản hữu tính hay còn gọi là tiếp hợp.
Trùng giày tiếp hợp
III. So sánh trùng biến hình và trùng giày:
1. Giống nhau:
- Trùng biến hình và trùng giày đều là động vật đơn bào, thuộc nhóm động vật nguyên sinh.
- Cơ thể của trùng biến hình và trùng giày đều không có hạt diệp lục
- Cả trùng biến hình và trùng giày đều dị dưỡng.
2. Khác nhau:
Đặc điểm | Trùng biến hình | Trùng giày |
Thuộc lớp | Lớp trùng chân giả | Lớp trùng cỏ |
Hình dạng cơ thể | Cơ thể có hình dạng không ổn định | Có hình dạng giống đế giày, nên được gọi là trùng giày. |
Di chuyển | Di chuyển trong nước nhờ các chân giả | Di chuyển trong nước nhờ các lông bơi phủ ngoài cơ thể |
Số lượng nhân | Chỉ có 1 nhân lớn | Có tới 2 nhân: 1 nhân lớn, 1 nhân nhỏ |
Cách lấy thức ăn (bắt mồi) | Trùng biến hình lấy thức ăn bằng cách sử dụng chân giả | Trùng giày lấy thức ăn nhờ các lông bơi đưa vào miệng |
Tiêu hóa thức ăn | Tiêu hóa thức ăn nhờ dịch tiêu hóa | Tiêu hóa thức ăn nhờ không bào tiêu hóa và enzim |
Bài tiết | Bài tiết ở bất kì vị trí nào của cơ thể | Bài tiết qua lỗ thoát ở thành cơ thể |
Sinh sản | Sinh sản vô tính theo hình thức phân đôi | Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều ngang hoặc sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp. |
Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án hay khác:
- Lý thuyết Sinh học 7 Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét hay, ngắn gọn
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 6 (có đáp án): Trùng kiết lị và trùng sốt rét
- Lý thuyết Sinh học 7 Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh hay, ngắn gọn
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 7 (có đáp án): Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh
- Lý thuyết Sinh học 7 Bài 8: Thủy tức hay, ngắn gọn
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 8 (có đáp án): Thủy tức
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Sinh học 7 | Soạn Sinh học 7 được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học lớp 7.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều