Lý thuyết Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính (hay, chi tiết)

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính (hay, chi tiết)

Bài giảng: Bài 12: Cơ chế xác định giới tính - Cô Đỗ Chuyên (Giáo viên VietJack)

I. NHIỄM SẮC THỂ GIỚI TÍNH

- Trong tế bào lưỡng bội của loài tồn tại 2 loại NST là: NST thường và NST giới tính.

- NST giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính và các gen khác.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính hay, chi tiết

- Giữa NST thường và NST giới tính có sự khác nhau:

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính hay, chi tiết

II. CƠ CHẾ NST XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH

- Ở đa số loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh, vì dụ như: ở người.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính hay, chi tiết

- Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

+ Cơ thể mẹ giảm phân cho ra 1 loại trứng: mang NST 22A + X và 3 thể cực → giới đồng giao tử.

+ Cơ thể bố giảm phân cho ra 4 tinh trùng thuộc 2 loại là: NST 22A + X và NST 22A + Y → giới dị giao tử

+ Giao tử X của mẹ kết hợp với giao tử (X và Y) của bố tạo ra hợp tử: XX (con gái) và XY (con trai) với tỷ lệ xấp xỉ 1 : 1 → cân bằng giới tính.

→ Tỉ lệ này nghiệm đúng khi số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.

Nghiên cứu trên người cho thấy tỉ lệ trai: gái khác nhau ở các giai đoạn: bào thai (1,14), 10 tuổi (1,01), tuổi già (0,91).

III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN HÓA GIỚI TÍNH

Sự phân hóa giới tính chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài:

+ Nhân tố bên trong: hoocmon sinh dục nếu tác động sớm có thể biến đổi giới tính...

+ Nhân tố bên ngoài: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đều có thể làm thay đổi tỉ lệ giới tính.

- Người ta đã ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là việc điều khiển tỉ lệ đực: cái trong lĩnh vực chăn nuôi.

VD: Ở loài rùa: trứng được ủ ở nhiệt độ < 280C sẽ nở thành con đực; trên 320C sẽ nở thành con cái.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Sinh học 9 | Để học tốt Sinh học 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Sinh học 9Để học tốt Sinh học 9 và bám sát nội dung sgk Sinh học lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên