Lý thuyết Sinh học 9 Bài 36: Các phương pháp chọn lọc (hay, chi tiết)
Lý thuyết Sinh học 9 Bài 36: Các phương pháp chọn lọc (hay, chi tiết)
Bài giảng: Bài 36: Các phương pháp chọn lọc - Cô Đỗ Chuyên (Giáo viên VietJack)
I. VAI TRÒ CỦA CHỌN LỌC TRONG CHỌN GIỐNG
- Trong quá trình lai tạo giống và chọn giống đột biến, nhiều biến dị tổ hợp, đột biến cần được đánh giá, chọn lọc qua nhiều thế hệ thì mới hi vọng trở thành giống tốt, đáp ứng được yêu cầu của người sản xuất và tiêu dùng.
- Trong thực tế chọn giống, người ta áp dụng 2 phương pháp chọn lọc cơ bản: chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.
II. CHỌN LỌC HÀNG LOẠT
- là dựa trên kiểu hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống.
1. Phương pháp:
- Trường hợp chọn lọc một lần:
+ Năm I, người ta gieo trồng giống khởi đầu để chọn lọc các cây ưu tú, phù hợp với mục đích chọn lọc (1). Hạt của các cây ưu tú được thu hoạch chung để làm giống cho vụ sau (năm II).
+ Ở năm II, người ta so sánh giống tạo ra bằng chọn lọc hàng loạt, được gọi là “giống chọn lọc hàng loạt” (3) với giống khởi đầu (2) và giống đối chứng (4).
+ Một giống tốt đang được sử dụng đại trà trong sản xuất được dùng làm giống đối chứng. Qua đánh giá nếu giống chọn hàng loạt đã đạt được yêu cầu đặt ra thì không cần chọn lọc lần 2.
+ Nếu vật liệu (giống) khởi đầu có chất lượng quá thấp hay thoái hoá nghiêm trọng, chọn lọc lần 1 chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục chọn lọc lần 2 hoặc lần 3, 4... cho đến khi đạt yêu cầu.
- Trường hợp chọn lọc hai lần:
+ Lần 2 cũng thực hiện theo trình tự như chọn lọc một lần, chỉ khác là trên ruộng chọn giống năm II người ta gieo trồng giống chọn lọc hàng loạt để chọn các cây ưu tú. Hạt của những cây này cũng được thu hoạch chung để làm giống cho vụ sau (năm III).
+ Ở năm III cũng so sánh giống chọn lọc hàng loạt với giống khởi đầu và giống đối chứng.
2. Ứng dụng:
- Ưu điểm: là đơn giản, dễ làm, ít tốn kém nên có thể áp dụng rộng rãi.
- Nhược điểm: là chỉ dựa vào kiểu hình nên dễ nhầm với thường biến phát sinh do khí hậu và địa hình. Vì vậy, phải trồng giống khởi đầu trên đất ổn định, đồng đều về địa hình và độ phì.
- Áp dụng trên vật nuôi và đã tạo ra những giống có năng suất cao về thịt, trứng, sữa và lông. Chọn lọc hàng loạt thường chi đem lại kết quả nhanh ở thời gian đầu, nâng sức sản xuất đến một mức độ nào đó rồi dừng lại.
III. CHỌN LỌC CÁ THỂ
- là chọn lấy một số ít cá thể tốt, nhân lên một cách riêng rẽ theo từng dòng. Do đó, có thể kiểm tra được kiểu gen của mỗi cá thể.
1. Quy trình
+ Ở năm I, trên ruộng chọn giống khởi đầu (1) người ta chọn ra những cá thể tốt nhất. Hạt của mỗi cây được gieo riêng thành từng dòng để so sánh (năm II).
+ Các dòng chọn lọc cá thể (3; 4; 5; 6) được so sánh với nhau, so sánh với giống khởi đầu (2) và giống đối chứng (7) sẽ cho phép chọn được dòng tốt nhất, đáp ứng mục tiêu đặt ra.
2. Ứng dụng:
- Ưu điểm: đạt kết quả nhanh.
- Nhược điểm: đòi hỏi theo dõi công phu và chặt chẽ.
- Chọn lọc cá thể thích hợp với cây tự thụ phấn, cho hiệu quả nhanh, cũng thích hợp cho những cây có thể nhân giống vô tính bằng cành, củ, mắt ghép.
- Ở vật nuôi, người ta dùng phương pháp kiểm tra đực giống qua đời con. Những con đực giống không thể cho sữa và trứng nhưng mang những gen xác định khả năng cho sữa hoặc trứng, các gen này di truyền được cho những cá thể cái ở đời sau.
Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án hay khác:
- Lý thuyết Sinh học 9 Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam
- Lý thuyết Sinh học 9 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái
- Lý thuyết Sinh học 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
- Lý thuyết Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
- Lý thuyết Sinh học 9 Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 9 hay khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Sinh học 9 | Để học tốt Sinh học 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Sinh học 9 và Để học tốt Sinh học 9 và bám sát nội dung sgk Sinh học lớp 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều