Giải bài tập Toán lớp 7 Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c)

Giải bài tập Toán lớp 7 Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c)

Trả lời câu hỏi Toán 7 Tập 1 Bài 3 trang 113 : Vẽ thêm tam giác A’B’C’ có :

A’B’ = 2 cm ; B’C’ = 4cm ; A’C’ = 3 cm

Hãy đo rồi so sánh các góc tương ứng của tam giác ABC ở mục 1 và tam giác A’B’C’. Có nhận xét gì về hai tam giác trên ?

Để học tốt Toán 7 | Giải toán lớp 7

Lời giải

Hai tam giác trên có :

∠A = ∠A' ; ∠B = ∠B' ; ∠C = ∠C'

Nhận xét: Hai tam giác trên bằng nhau

Trả lời câu hỏi Toán 7 Tập 1 Bài 3 trang 113 : Tìm số đo của góc B trên hình 67

Để học tốt Toán 7 | Giải toán lớp 7

Lời giải

ΔACD và ΔBCD có :

AC = BC (gt)

CD chung

AD = BD (gt)

⇒ ΔACD = ΔBCD (c.c.c)

⇒ góc A = góc B = 120 o (hai góc tương ứng)

Bài 15 trang 114 sgk Toán lớp 7 Tập 1: Vẽ tam giác MNP biết MN = 2,5cm, NP = 3cm, PM = 5cm.

Lời giải:

Giải bài 15 trang 114 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

- Vẽ đoạn thẳng MN = 2,5cm.

- Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ MN vẽ cung tròn tâm M bán kính 5cm, và cung tròn tâm N bán kính 3cm

- Hai cung tròn cắt nhau tại P. Vẽ các đoạn thẳng MP, NP ta được tam giác MNP.

Bài 16 trang 114 sgk Toán lớp 7 Tập 1: Vẽ tam giác ABC biết độ dài mỗi cạnh bằng 3cm. Sau đó đo mỗi góc của mỗi tam giác

Lời giải:

Giải bài 16 trang 114 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

Vẽ tam giác ABC (tương tự với cách vẽ ở Bài 15):

    - Vẽ cạnh AB có độ dài bằng 3 cm.

    - Trên một nửa mặt phẳng bờ AB lần lượt vẽ hai cung tròn tại A và B có bán kính 3 cm

    - Hai cung tròn này cắt nhau tại C. Nối các điểm A, B, C ta được tam giác ABC cần vẽ.

Đo mỗi góc của tam giác ABC ta được: góc A = góc B = góc C = 60º

Giải bài 16 trang 114 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

Bài 17 trang 114 sgk Toán lớp 7 Tập 1: Trên mỗi hình 68, 69, 70 có các tam giác nào bằng nhau ? Vì sao

Giải bài 17 trang 114 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

Lời giải:

- Hình 68

Xét tam giác ABC và tam giác ABD có:

    AB = AB (cạnh chung)

    AC = AD (gt)

    BC = BD (gt)

Vậy ΔABC = ΔABD (c.c.c)

- Hình 69

Xét tam giác MNQ và tam giác QPM có:

    MN = QP (gt)

    NQ = PM (gt)

    MQ cạnh chung

Vậy ΔMNQ = ΔQPM (c.c.c)

- Hình 70

Xét tam giác EHI và tam giác IKE có:

    EH = IK (gt)

    HI = KE (gt)

    EI = IE (cạnh chung)

Vậy ΔEHI = ΔIKE (c.c.c)

Xét tam giác EHK và tam giác IKH có:

    EH = IK (gt)

    EK = IH (gt)

    HK = KH (cạnh chung)

Vậy ΔEHK = ΔIKH (c.c.c)

Xem thêm Video Giải bài tập Toán lớp 7 hay và chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Video Giải bài tập Toán lớp 7 hay, chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát sách giáo khoa Toán 7 Tập 1, Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên