Vật Lí 10 Bài 39 : Độ ẩm của không khí
Vật Lí 10 Bài 39 : Độ ẩm của không khí
Video Giải Vật Lí 10 Bài 39 : Độ ẩm của không khí - Thầy Lê Xuân Vượng (Giáo viên VietJack)
C1 ( trang 211 sgk Vật Lý 10) Dựa vào bảng 39.1, hãy xác định độ ẩm cực đại A của không khí ở 30oC
Áp suất hơi nước bão hòa Pbh và khối lượng riêng ρ của nó .
Trả lời:
Độ ẩm cực đại của không khí ở 30oC là A = ρ(30oC) = 30,29 g/m3
C2 ( trang 206 sgk Vật Lý 10) Với cùng độ ẩm tuyệt đối a, nếu nhiệt độ không khí tăng thì độ ẩm tỉ đối f tăng hay giảm?
Trả lời:
Với cùng độ ẩm tuyệt đối a, khi nhiệt độ tăng thì A tăng,
giảm, tức độ ẩm tỉ đối giảm
Bài 1 (trang 213 SGK Vật Lý 10) Độ ẩm tuyệt đối là gì? Độ ẩm cực đại là gì? Nói rõ đơn vị đo của các đại lượng này.
Lời giải:
Độ ẩm tuyệt đối a của không khí trong khí quyển là đại lượng đo bằng khối lượng m tính ra gam của hơi nước có trong 1 m3 không khí. Đơn vị của a là g/m3.
Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bão hòa. Độ ẩm cực đại A có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa ở một nhiệt độ xác định, có đơn vị là g/m3.
Bài 2 (trang 213 SGK Vật Lý 10) Độ ẩm tỉ đối là gì? Viết công thức và nêu ý nghĩa của đại lượng này.
Lời giải:
Độ ẩm tỉ đối f của không khí trong khí quyển là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ.
Ý nghĩa của độ ẩm tỉ đối: Độ ẩm tỉ đối cho biết mức độ ẩm của không khí tức còn bao nhiêu phần trăm nữa thì hơi nước trong không khí sẽ đạt đến giá trị bão hòa .
Bài 3 (trang 213 SGK Vật Lý 10) Viết công thức tính gần đúng của độ ẩm tỉ đối dùng trong khí tượng học.
Lời giải:
Bài 4 (trang 213 SGK Vật Lý 10) Khi nói về độ ẩm tuyệt đối, câu nào dưới đây là đúng?
A. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng (tính ra kilogam) của hơi nước có trong 1 m3 không khí.
B. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng (tính ra gam) của hơi nước có trong 1 cm3 không khí.
C. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng (tính ra gam) của hơi nước có trong 1 m3 không khí.
D. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng (tính ra kilogam) của hơi nước có trong 1 cm3 không khí.
Lời giải:
Chọn C
Độ ẩm tuyệt đối (a) của không khí là đại lượng có giá trị bằng khối lượng của hơi nước tính ra gam chứa trong 1m3 không khí.
Đơn vị đo của a là g/m3.
Bài 5 (trang 214 SGK Vật Lý 10) Khi nói về độ ẩm cực đại, câu nào dưới đây là không đúng?
A. Khi làm nóng không khí, lượng hơi nước trong không khí tăng và không khí có độ ẩm cực đại.
B. Khi làm lạnh không khí đến một nhiệt độ nào đó, hơi nước trong không khí trở nên bão hòa và không khí có độ ẩm cực đại.
C. Độ ẩm cực đại là độ ẩm của không khí bão hòa hơi nước.
D. Độ ẩm cực đại có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí tính theo đơn vị g/m3.
Lời giải:
Chọn A.
Khi làm nóng không khí, không khí khó bão hòa được nên độ ẩm chưa đạt cực đại
Bài 6 (trang 214 SGK Vật Lý 10) Ở cùng một nhiệt độ và áp suất, không khí khô nặng hơn hay không khí ẩm nặng hơn?
Tại sao? Cho biết khối lượng mol của không khí là μ = 29 g/mol
A. Không khí khô nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí có khối lượng lớn hơn.
B. Không khí ẩm nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì nước có khối lượng lớn hơn.
C. Không khí khô nặng hơn. Vì ở cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí khô có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của không khí ẩm.
D. Không khí ẩm nặng hơn. Vì ở cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí ẩm có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của không khí khô.
Lời giải:
Chọn C.
H2O có khối lượng mol = 2+16 = 18 g/mol
Không khí có khối lượng mol trung bình là 29 (chủ yếu là N2 có khối lượng mol là 2*14 =28)
Ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất thì: không khí ẩm có hàm lượng H2O nhiều hơn, hay hàm lượng N2 thấp hơn do đó có khối lượng riêng nhỏ hơn không khí khô (chủ yếu là N2).
Bài 7 (trang 214 SGK Vật Lý 10) Mặt ngoài của một cốc thủy tinh đang đựng nước đá thường có nước đọng thành giọt và làm ướt mặt cốc. Giải thích tại sao?
Lời giải:
Trong không khí luôn tồn tại hơi nước. Khi nhiệt độ giảm đến một giá trị nào đó thì hơi nước trong lớp không khí ở sát mặt ngoài cốc thủy tinh trở nên bão hòa và đọng lại thành sương, tạo thành giọt làm ướt mặt ngoài của thành cốc.
Bài 8 (trang 214 SGK Vật Lý 10) Không khí ở 30oC có độ ẩm tuyệt đối là 21,53 g/m3. Hãy xác định độ ẩm cực đại và suy ra độ ẩm tỉ đối của không khí ở 30oC.
Lời giải:
Theo đề bài đã cho : Ở 30oC độ ẩm tuyệt đối của không khí là :
a = 21,53 g/m3
Tra bảng 39.1(SGK) ta thấy ở 30oC không khí có độ ẩm cực đại là :
A = 30,29 g/m3
(Độ ẩm cực đại A có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa tính theo đơn vị g/m3. Giá trị của A tăng theo nhiệt độ). Vậy độ ẩm tỉ đối của không khí ở 30oC là :
Bài 9 (trang 214 SGK Vật Lý 10) Buổi sáng, nhiệt độ không khí là 23oC và có độ ẩm tỉ đối là 80%. Buổi trưa, nhiệt độ không khí là 30,oC và độ ẩm tỉ đối là 60%. Hỏi vào buổi nào không khí chứa nhiều hơi nước hơn?
Lời giải:
Buổi sáng: t1 = 23ºC, tra bảng 39.1 ta có: độ ẩm cực đại của không khí khi đó là: A1 = 20,60 g/m3; f1 = 80%
Áp dụng công thức:
→ a1 = f1.A1 = 80%.20,60 = 0,8.20,60 = 16,48 g/m3
Tức ở 23ºC, không khí có chứa 16,48 g hơi nước.
Buổi trưa: t2 = 30ºC, tra bảng 39.1 ta có: độ ẩm cực đại của không khí khi đó là: A2 = 30,29g/m3; f2 = 60%
→ a2 = f2.A2 = 60%.30,29 = 0,6.30,29 = 18,174 g/m3
Tức ở 30ºC, không khí có chứa 18,174 g hơi nước nhiều hơn so với buổi sáng.
Xem thêm các bài Giải bài tập Vật Lí 10 (có video) hay khác:
- Bài 35 : Biến dạng cơ của vật rắn
- Bài 36 : Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- Bài 37 : Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- Bài 38 : Sự chuyển thể của các chất
- Bài 40 : Thực hành : Xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều