Giải bài tập Vật Lí lớp 7 Bài 28: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song
Giải bài tập Vật Lí lớp 7 Bài 28: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song
Video báo cáo thực hành tại 10:45
Họ và tên: ………………………… Lớp:……………
1. Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chổ trống:
a) Vôn kế được dùng để đo hiệu điện thế giữa hai điểm.
b) Chốt (+) của vôn kế được mắc với cực dương của nguồn điện.
c) Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện.
d) Mắc nối tiếp ampe kế vào đoạn mạch để sao cho chốt (+) của nó được mắc vào phía cực dương của nguồn điện.
2. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song.
a) Vẽ vào khung dưới đây sơ đồ mạch điện tương tự hình 28.1a, trong đó có thêm vôn kế được mắc với hai đầu bóng đèn 2.
b) Kết quả đo:
Bảng 1
Vị trí mắc vôn kế | Hai điểm 1 và 2 | Hai điểm 3 và 4 | Hai điểm M và N |
Hiệu điện thế | U12 = 2,9V | U34 = 2,9V | UMN = 2,9V |
c) Nhận xét:
Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung U12 = U34 = UMN.
3. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song
a) Kết quả đo:
Bảng 2
Vị trí mắc ampe kế | Cường độ dòng điện |
---|---|
Mạch rẽ 1 | I1 = 0,15A |
Mạch rẽ 2 | I2 = 0,1A |
Mạch chính | I = 0,25A |
b) Nhận xét:
Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ I: I = I1 + I2
- Hai điểm nào là hai điểm nối chung của các bóng đèn?
- Đoạn mạch nối mỗi đèn với hai điểm chung là mạch rẽ. Đó những mạch rẽ nào?
- Đoạn mạch nối hai điểm chung với nguồn điện là mạch chính Hãy cho biết đâu là mạch chính?
Hướng dẫn giải:
Hai điểm M và N là hai điểm nối chung của các bóng đèn.
- Các mạch rẽ: M12N và M34N
- Mạch chính gồm đoạn nối điểm M với cực dương và đoạn nối điểm N qua công tắc tới cực của nguồn điện.
Bài C2 trang 79 SGK Vật Lí 7 (Video giải tại 4:49): Hãy mắc mạch điện như hình 28.la.
- Đóng công tắc, quan sát độ sáng các đèn.
- Tháo một bóng đèn, đồng công tắc. Quan sát độ sáng bóng đèn còn lại và nêu nhận xét về độ sáng của nó so với trước đó.
Hướng dẫn giải:
- Đóng công tắc, ta quan sát thấy độ sáng các đèn như nhau.
- Khi tháo bớt một trong hai đèn mắc song song, bóng đèn còn lại sáng mạnh hơn (so với khi cả hai đèn đều sáng).
a. Đóng công tắc, đọc và ghi số chỉ U12 của vôn kế vào bảng 1 của bảng báo cáo.?
b. Làm tương tự để đo hiệu điện thế U34 và UMN
Hướng dẫn giải:
→ Mắc song song vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu 1 và 2 của bóng đèn Đ1
* Đọc và ghi số chỉ của vôn kế ta được U12
→ Mắc song song vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu 3 và 4 của bóng đèn Đ2
* Đọc và ghi số chỉ của vôn kế ta được U34
→ Mắc song song vôn kế vào đoạn mạch MN để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch MN ta được UMN
Ta thấy: UMN = U12 = U34
Bài C4 trang 80 SGK Vật Lí 7 (Video giải tại 8:17): Hoàn thành nhận xét 2c trong bản báo cáo
Hướng dẫn giải:
Nhận xét: Hiệu điện thế giữa hai đầu của các đèn mắc song song là U12 và U34. Hiệu điện thế giữa hai điểm chung là UMN và
U12 = U34 = UMN
- Đo cường độ dòng điện trong đoạn mạch song song:
- Mắc nối tiếp ampe kế với đèn Đ1, đóng ngắt điện K, đọc số chỉ trên ampe kế ta được I1
- Mắc nối tiếp ampe kế với đèn Đ2, đóng ngắt điện K, đọc số chỉ trên ampe kế ta được I2.
- Mắc nối tiếp ampe kế vào mạch chính, đóng ngắt điện K, đọc số chỉ trên ampe kế ta được I: gọi là cường độ dòng điện trong I mạch chính.
Ta thấy: I = I1+ I2.
Bài C5 trang 80 SGK Vật Lí 7 (Video giải tại 10:05): Hoàn thành nhận xét 3b trong bản báo cáo
Hướng dẫn giải:
Nhận xét: Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ
I = I1+ I2.
Xem thêm các bài Giải bài tập Vật Lí lớp 7 hay nhất, chi tiết khác:
- Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- Bài 27: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
- Bài 29: An toàn khi sử dụng điện
- Bài 30: Tổng kết chương III: Điện học
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Video Giải bài tập Vật Lí 7 của chúng tôi được các Thầy/Cô biên soạn công phu bám sát nội dung sgk Vật Lí lớp 7.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều