Giải Vật Lí 11 trang 86 Chân trời sáng tạo, Cánh diều



Trọn bộ lời giải bài tập Vật Lí 11 trang 86 Chân trời sáng tạo, Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 11 dễ dàng làm bài tập Vật Lí 11 trang 86. Bạn vào trang hoặc Xem lời giải để theo dõi chi tiết.

Giải Vật Lí 11 trang 86 Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Quảng cáo



Lưu trữ: Giải Vật Lí 11 trang 86 (sách cũ)

C1 trang 86 SGK: Nếu không khí dẫn diện thì:

a) Mạng điện trong gia đình có an toàn không?

b) Oto, xe máy có chạy được không?

c) Các nhà máy điện sẽ ra sao?

Trả lời:

a) Mạng điện trong gia đình sẽ không an toàn vì điện có thể truyền tới mọi nơi và mọi vật

b) Ô tô, xe máy sẽ không chạy được.

c) Ở các nhà máy điện sau khi được tạo ra sẽ không tích trữ được và truyền khắp nời mà không cần dây tải.

Quảng cáo

C2 trang 87 SGK: Vì sao ngay từ lúc chưa đốt đèn thủy ngân, chất khí cũng dẫn điện ít nhiều?

Trả lời:

Trong chất khí, chủ yếu là các nguyên tử, phân tử trung hòa điện. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số ít các ion dương, ion âm. Vì vậy, chất khí không hoàn toàn là chất cách điện.

C3 trang 88 SGK: Trong quá trình dẫn điện không tự lực của khí, khi nào dòng điện đạt giá trị bão hòa?

Trả lời:

Trong quá trình dẫn điện không tự lực của khí, dòng điện đạt giá trị bão hòa khi hiệu điện thế U giữa hai bản cực dương (+) và âm (-) đủ lớn để công của lực điện trường do nó sinh ra có thể đưa được toàn bộ các hạt tải điện (ion dương, ion âm, electron) được đưa vào khối khí (kể cả những hạt có động năng bằng không) về được các điện cực, tức là tham gia vào quá trình dẫn điện.

Quảng cáo

Gọi Wđ là động năng của hạt khi tải tới được điện cực;

v là vận tốc của hạt tải khi tới được điện cực;

m là khối lương của hạt tải, q là điện tích của hạt tải.

Theo định lí động năng, dòng điện đạt giá trị bão hòa khi: Wđ = (mv2)/2 = |q|U

C4 trang 89 SGK: Khi có quá trình nhân số hạt tải điện thì cường độ điện trường tại các điểm khác nhau ở giữa hai bản cực có giống nhau không? Vì sao?

Trả lời:

• Khi có quá trình nhân số hạt tải điện thì cường độ điện trường tại các điểm khác nhau ở giữa hai bản cực không giống nhau.

• Vì mật độ hạt tại các điểm khác nha trong điện trường là khác nhau, sinh ra sự chênh lệch giữa các vị trí và cường độ điện trường tại các điểm khác nhau sẽ khác nhau.

C5 trang 91 SGK: Vì sao khi đi đường gặp mưa giông, sấm sét dữ dội, ta không nên đứng trên những gò cao hoặc trú dưới gốc cây mà nên nằm người xuống đất?

Trả lời:

Khi mưa giông, các đám mây ở gần mặt đất thường tích điện âm và mặt đất tích điện dương. Giữa đám mây và mặt đất có hiệu điện thế rất lớn. Những chỗ nhô cao trên mặt đất như gò hay ngọn cây là nơi có điện tích tập trung nhiều nên điện trường rất mạnh, dễ dàng có sự phóng tia lửa điện giữa đám mây và những chỗ đó gọi là sét.

Vì vậy, để tránh sét, ta không cần đứng trên những gò cao hoặc trú dưới gốc cây mà nên nằm dán xuống đất.

Các bài giải bài tập Vật Lý 11 bài 15 khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


bai-15-dong-dien-trong-chat-khi.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên