Giải bài tập Hóa học lớp 8 Chương 1: Chất - Nguyên tử - Phân tử



Giải bài tập Hóa học lớp 8 Chương 1: Chất - Nguyên tử - Phân tử

Video Giải bài tập Hóa 8 Bài 2: Chất - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Với giải bài tập Hóa học lớp 8 Chương 1: Chất - Nguyên tử - Phân tử [có kèm video bài giải] hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Hóa lớp 8. Bên cạnh đó là các bài tóm tắt lý thuyết Hóa học 8 [có kèm video bài giảng] và bộ bài tập trắc nghiệm theo bài học cùng với trên 20 dạng bài tập Hóa lớp 8 với đầy đủ phương pháp giải giúp bạn ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi môn Hóa 8.

Tài liệu lý thuyết và các dạng bài tập Hóa học lớp 8 Chương 1: Chất - Nguyên tử - Phân tử:




Giải bài tập Hóa học 8 Bài 1: Mở đầu môn Hóa học

1. Trả lời câu hỏi (trang 4 sgk Hóa học 8)

a) Nhiều vật dụng sinh hoạt và công cụ sản xuất được làm từ các chất như sắt, nhôm, chất dẻo. Hãy kể ra ba loại vật dụng là đồ dùng thiết yếu sử dụng trong gia đình em.

b) Hãy kể ra ba loại sản phẩm hóa học được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp ở địa phương em.

c) Hãy kể ra những sản phẩm hóa học phục vụ trực tiếp cho việc học tập của em và cho việc bảo vệ sức khỏe của gia đình em.

Lời giải:

a) Ba loại vật dụng làm từ các chất như sắt, nhôm, chất dẻo là: con dao, ấm đun, vỏ xe.

b) Ba loại sản phẩm hóa học được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp ở địa phương em là: phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm.

c) Những sản phẩm hóa học phục vụ trực tiếp cho việc học tập của em và cho việc bảo vệ sức khỏe của gia đình em là: giày dép, bút thước, thuốc trị bệnh.

Giải bài tập Hóa học 8 Bài 2: Chất

Bài 1 (trang 11 sgk Hóa học 8):

a) Nêu thí dụ hai vật thể tự nhiên, hai vật thể nhân tạo.

b) Vì sao nói được: Ở đâu có vật thể là ở đó có chất?

Lời giải:

a) Hai thí dụ vật thể tự nhiên: Các vật thể tự nhiên gồm một số chất khác nhau: thân cây mía, khí quyển.

Hai thí dụ vật thể nhân tạo: Các vật thể nhân tạo được làm vật liệu do quá trình gia công chế biến tạo nên: cốc thủy tinh, thau mủ.

b) Vì sao nói được ở đâu có vật thể là ở đó có chất vì chất có ở khắp nơi và chất là thành phần tạo nên vật thể.

Bài 2 (trang 11 sgk Hóa học 8): Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng:

a) Nhôm

b) Thủy tinh

c) Chất dẻo

Lời giải:

a) Ba vật thể được làm bằng nhôm: Ấm đun bằng nhôm, vành xe đạp, chảo nhôm.

b) Ba vật thể được làm bằng thủy tinh: Lọ cắm hoa, ống nghiệm thủy tinh, bình thủy tinh hình nón.

c) Ba vật thể được làm bằng chất dẻo: Bình đựng nước uống tinh khiết, ruột bút bi, bịch nilon.

Bài 3 (trang 11 sgk Hóa học 8): Hãy chỉ ra đâu là vật thể, là chất lượng các ý sau:

a) Cơ thể người có 63% : 68% khối lượng là nước.

b) Than chì là chất dùng làm lõi bút chì.

c) Dây điện làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo.

d) Áo may bằng sợi bông (95% : 98% là xenlulozơ) mặc thoáng hơn áo may bằng nilon (một thứ tơ tổng hợp).

e) Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su.

Lời giải:

Vật thể: cơ thể người, bút chì, dây diện, áo, xe đạp.

Chất: nước, than chì, đồng, chất dẻo, xenlulozo, nilon, sắt, nhôm, cao su.

Bài 4 (trang 11 sgk Hóa học 8): Hãy so sánh các tính chất: Màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy được của các chất muối ăn, đường, than.

Lời giải:

Muối ăn Đường Than
Màu Trắng Nhiều màu Đen
Vị Mặn Ngọt Không
Tính tan Tan Tan Không
Tính cháy Không Cháy Cháy

....................................

....................................

....................................

Giải bài tập Hóa học 8 Bài 3: Bài thực hành 1

Bài 1 (trang 13 sgk Hóa học 8): So sánh nhiệt độ nóng chảy của hai chất, chất nào không nóng chảy khi nước sôi? Vì sao?

Lời giải:

Từ kết quả thí nghiệm cho thấy:

Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh cao hơn nhiệt độ nóng chảy của parafin

Khi nước sôi chỉ có parafin nóng chảy, lưu huỳnh không nóng chảy

vì nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh cao hơn nhiệt độ sôi của nước.

Bài 2 (trang 13 sgk Hóa học 8): Ghi tên chất được tách riêng trên giấy lọc và trong ống nghiệm. Giải thích quá trình tiến hành.

Lời giải:

Bỏ muối ăn và cát vào cốc nước do muối ăn tan trong nước còn cát không tan nên khi lọc thu được cát trên giấy lọc và dung dịch muối ăn trong suốt.Khi đun nóng nước bốc hơi hết thu được muối ăn. Đó là muối kết tinh. ⇒ Tách được muối và cát.

....................................

....................................

....................................

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học lớp 8 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Hóa học lớp 8 | Để học tốt Hóa học lớp 8 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Hóa học 8Để học tốt Hóa học 8 và bám sát nội dung sgk Hóa học lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên