Tự nhiên và xã hội 3 Bài 11: Cuộc sống xung quanh em

A. Hoạt động cơ bản

1. Tìm hiểu hình vẽ

a. Quan sát hình 1

Tự nhiên và xã hội 3 Bài 11: Cuộc sống xung quanh em | Hay nhất Giải bài tập Tự nhiên và xã hội 3 VNEN

b. Chỉ và nói cho bạn nghe những gì em thấy trong hình 1?

c. Chỉ và nói tên những cơ quan có trong hình 1?

Trả lời:

Quan sát hình 1 em thấy:

b. Em thấy trong bức tranh có các tòa nhà cao tầng, ô tô, cây xanh, đường phố, lá cờ đỏ, cột đèn đường, mọi người đi lại trên đường, xe máy, xe đạp...

c. Tên những cơ quan có trong hình 1 là: Công an tỉnh, bệnh viện, sở Giáo dục và đào tạo, bưu điện, đài truyền hình, trường THPT...

2. Quan sát và trả lời

Em hãy quan sát và nói tên cơ quan hành chính giáo dục, văn hóa, y tế thể hiện ở trong hình 2, 3, 4, 5.

Tự nhiên và xã hội 3 Bài 11: Cuộc sống xung quanh em | Hay nhất Giải bài tập Tự nhiên và xã hội 3 VNEN

Trả lời:

Tên các cơ quan hành chính giáo dục, văn hóa, y tế thể hiện ở trong hình 2, 3, 4, 5 là:

- Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

- Trường đại học Bác khoa Hà Nội

- Bảo tàng lịch sử Việt Nam

- Bệnh viện Dung Quất

3. Phân biệt làng quê và đô thị

a. Trong hai hình 6 và 7, hình nào thể hiện cảnh đô thị, hình nào thể hiện cảnh làng quê?

Tự nhiên và xã hội 3 Bài 11: Cuộc sống xung quanh em | Hay nhất Giải bài tập Tự nhiên và xã hội 3 VNEN

b. Quan sát hình 6, 7 và với hiểu biết của mình, em hãy nêu sự khác biệt giữa làng quê và đô thị về:

- Phong cảnh, nhà cửa

- Đường sá, hoạt động giao thông

- Hoạt động sinh sống chủ yếu của người dân

Trả lời:

a. Trong hai hình 6 và 7:

- Hình 6 thể hiện cảnh làng quê

- Hình 7 thể hiện cảnh đô thị

b. Sự khác biệt giữa làng quê và đô thị

Làng quê Đô thị
Phong cảnh, nhà cửa Phong cảnh bình yên, có cây đa, cổng đình, nhà cửa thưa thớt Phong cảnh sầm uất, sôi động, nhà cửa cao tầng mọc san sát
Đường sá, hoạt động giao thông Đường đất, thông thoáng, ít người qua lại Đường nhựa, xe cộ đông đúc, tấp nập
Hoạt động sinh sống chủ yếu của người dân Làm nông nghiệp là chủ yếu Làm các công việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ là chủ yếu.

Hoạt động sinh sống chủ yếu của người dân Làm nông nghiệp là chủ yếu Làm các công việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ là chủ yếu.

4. Liên hệ thực tế

a. Em sống ở tỉnh (thành phố) nào?

b. Nơi em sống là làng quê hay đô thị?

c. Hãy nói về đường và phương tiện giao thông nơi em sống?

d. Người dân nơi em sống thường làm nghề gì?

e. Em đã làm gì để thể hiện lòng yêu quê hương mình?

Trả lời:

Ví dụ mẫu:

a. Em sống ở tỉnh Nghệ An

b. Nơi em sống là làng quê.

c. Mặc dù ở làng quê, nhưng đường sá ở địa phương em đã được bê tông hóa, đường rộng rãi nhưng phương tiện giao thông không đông đúc như ở thành phố lớn, chủ yếu là xe máy, xe đạp và xe bò.

d. Người dân nơi em sống thường làm nghề trồng lúa nước, trồng cây lương thực ngắn ngày (ngô, lạc, đậu, khoai...), chăn nuôi gia súc gia cầm. Ngoài ra, người dân quê em còn làm thêm một số nghề thủ công như dệt tơ tằm, đồ thủ công bằng cây mây...

e. Để thể hiện lòng yêu quê hương mình, em luôn giới thiệu với bạn bè về quê hương của mình, luôn bảo vệ các di tích lịch sử ở quê hương, luôn cố gắng học tập để trở thành công dân có ích, sau này xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

5. Đọc, trả lời và viết

b. Hãy chọn trong các khung chữ dưới đây những ý thể hiện đặc điểm đô thị và những ý thể hiện đặc điểm làng quê?

Tự nhiên và xã hội 3 Bài 11: Cuộc sống xung quanh em | Hay nhất Giải bài tập Tự nhiên và xã hội 3 VNEN

c. Viết vào vở 2 ý thể hiện đặc điểm đô thị và 2 ý thể hiện đặc điểm làng quê?

Trả lời:

2 ý thể hiện đặc điểm đô thị là:

- Người dân thường làm việc ở cơ quan

- Đường phố có nhiều người và xe cộ đi lại

2 ý thể hiện đặc điểm làng quê là:

- Nhà một tầng là chủ yếu

- Xung quanh nhà thường có vườn cây

B. Hoạt động thực hành

1. Lần lượt hỏi và trả lời

a. Em đã biết những cơ quan nào ở tỉnh (thành phố) nơi em sống?

b. Hãy nói tên một số cơ quan và địa chỉ của chúng theo bảng sau:

Tên cơ quan Địa chỉ
Cơ quan hành chính
Cơ quan văn hóa
Cơ quan giáo dục
Cơ quan y tế

c. Kể tên một số hoạt động diễn ra ở một số cơ quan mà em đã từng đến

Trả lời:

a. Những cơ quan ở thành phố nơi em sinh sống là: Bưu điện Hà Nội, trụ sở Ủy ban nhân dân Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 103, Sở văn hóa Hà Nội, bảo tàng Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và tuyên truyền.

b. Hoàn thành bảng:

Tên cơ quan Địa chỉ
Cơ quan hành chính Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Số 79 Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Công an thành phố Hà Nội Số 87 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ quan văn hóa Bảo tàng Hồ Chí Minh 19 Ngách 158/19 Ngọc Hà, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Nhà hát lớn Hà Nội Số 01 Tràng Tiền, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ quan giáo dục Đại học Bách khoa Hà Nội Số 1 Đại Cồ Việt, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Học viện báo chí và tuyên truyền Số 36, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ quan y tế Bệnh viện Bạch Mai 78 Đường Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội
Bệnh viện quân y 103 261 Phùng Hưng, P. Phúc La, Hà Đông, Hà Nội

c. Một số hoạt động diễn ra ở một số cơ quan nơi em từng đến là:

- Bệnh viện Bạch Mai: Chữa trị bệnh cho các bệnh nhân

- Học viện báo chí và tuyên truyền: Đào tạo những nhà báo tương lai.

- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội: Giải quyết những vấn đề của nhân dân...

2. Chơi trò chơi “Em thích sống ở làng quê hay đô thị?”

a) Chúng em thành lập nhóm: “Thích sống ở làng quê” và “Thích sống ở đô thị”

b) Mỗi nhóm sẽ đưa ra những lí do tại sao thích sống ở làng quê hay đô thị.

c) Nhóm nào đưa ra được nhiều lí do và hợp lí thì nhóm đó thắng.

Trả lời:

Hoạt động thực hành trên lớp học.

3. Triển lãm tranh vẽ

a) Hãy vẽ một bức tranh thể hiện nơi em thích sống

b) Treo sản phẩm của em lên tường

c) Quan sát tranh vẽ của các bạn khác

d) Nhận xét tranh của các bạn và lựa chọn bức tranh em thích nhất. Hãy giải thích vì sao.

Trả lời:

Hoạt động thực hành trên lớp học.

C. Hoạt động ứng dụng

Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy tìm hiểu về tỉnh (thành phố) nơi em sống va viết theo gợi ý ở bảng sau:

Trước đây Hiện nay
Phong cảnh, nhà cửa
Đường và phương tiện giao thông
Nghê sống chính của người dân

Trả lời:

Ví dụ mẫu: Thành phố Hà Nội

Trước đây Hiện nay
Phong cảnh, nhà cửa Phong cảnh hoang sơ, nhà cửa đơn giản, cổ kính Phong cảnh đa dạng, bố trí hợp lí, nhà ở san sát, các tòa cao tầng mọc lên như nấm với nhiều hinh thức, kiểu dáng khác nhau.
Đường và phương tiện giao thông Đường bê tông và đường sắt là chủ yếu, phương tiện giao thông còn thô sơ: xe đẩy, xe ngựa, tàu hỏa, xe đạp, đi bộ... Đường được rải ngựa rộng và đẹp, phương tiện giao thông chủ yếu là ô tô và xe máy cùng một số phương tiện công cộng...
Nghê sống chính của người dân Buôn bán, làm đồ thủ công (gốm, lụa, ...), làm ruộng Có nhiều ngành nghề khác nhau, chủ yếu là kinh doanh và làm việc ở cơ quan, văn phòng.

Xem thêm các bài Giải bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 chương trình VNEN hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 3 VNEN được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tự nhiên và Xã hội 3 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 các môn học
Tài liệu giáo viên