Giáo án Toán 10 Cánh diều Học kì 2 (năm 2024 mới nhất)
Tài liệu Giáo án Toán 10 Cánh diều Học kì 2 mới nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Toán 10 theo chương trình sách mới.
Giáo án Toán 10 Cánh diều Học kì 2 (năm 2024 mới nhất)
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán 10 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
CHƯƠNG V: ĐẠI SỐ TỔ HỢP
BÀI 1: QUY TẮC CỘNG. QUY TẮC NHÂN. SƠ ĐỒ HÌNH CÂY
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 4 TIẾT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
● Vận dụng được quy tắc cộng và quy tắc nhân trong một số tình huống đơn giản.
● Vận dụng được sơ đồ tư duy hình cây trong các bài toán đếm đơn giản các đối tượng trong toán học, trong môn học khác cũng như trong thực tiễn.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
● Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
● Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng:
● Năng lực giải quyết vấn đề toán học, tư duy và lập luận toán học: Phát triển các năng lực này thông qua quá trình giải các bài toán đếm với tình huống thực tiễn đơn giản bằng cách vận dụng quy tắc nhân và quy tắc cộng.
● Năng lực mô hình hoá toán học: HS thiết lập, sử dụng công thức (quy tắc cộng, quy tắc nhân), sơ đồ (đồ thị gồm các điểm và đường,...), sơ đồ hình cây để mô tả, tìm phương án và giải các bài toán đếm gắn với tình huống thực tế đơn giản.
● Năng lực giao tiếp toán học: HS sử dụng các thuật ngữ (quy tắc cộng, quy tắc nhân), từ ngữ (công việc, phương án, công đoạn,...), sơ đồ hình cây, kí hiệu,... để biểu đạt, trao đổi ý tưởng, thông tin rõ ràng và chính xác.
3. Phẩm chất
● Chăm chỉ: Tích cực hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
● Trung thực: Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.
● Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, hình ảnh liên quan để minh hoạ cho bài học được sinh động, phiếu học tập.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Khơi gợi sự hứng thú, tò mò học bài mới của HS thông qua tình huống thân thuộc trong cuộc sống, thể thao.
b) Nội dung: HS đọc tình huống lịch thi đấu giải bóng đá UEFA Champions League 2020 – 2021 bắt đầu từ vòng tứ kết, suy nghĩ về câu hỏi mở đẩu.
c) Sản phẩm: HS bước đầu có hình dung về nội dung bài học.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:
Sơ đồ Hình 1 cho biết lịch thi đấu giải bóng đá UEFA Champions League 2020 – 2021 bắt đầu từ vòng tứ kết.
Có bao nhiêu trận đấu của giải bóng đá UEFA Champions League 2020 – 2021 bắt đầu từ vòng tứ kết?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Có 7 trận: Tứ kết 1, Tứ kết 2, Tứ kết 3, Tứ kết 4, Bán kết 1, Bán kết 2, Chung kết.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: "Để kiểm tra kết quả câu trả lời của các em có chính xác hay không, ta sử dụng một quy tắc mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay, Chương V - Bài 1: Quy tắc cộng, Quy tắc nhân. Sơ đồ hình cây".
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Quy tắc cộng.
a) Mục tiêu:
- HS nhận biết, hình thành quy tắc cộng.
- HS thực hành vận dụng quy tắc cộng vào các vấn đề thực tiễn đơn giản.
b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ làm các HĐ1, Luyện tập 1, đọc hiểu Ví dụ 1 trang 3 – 4 SGK.
c) Sản phẩm: HS hình thành được quy tắc cộng, kết quả thực hiện HĐ1, Luyện tập 1.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS thực hiện HĐ1 cá nhân. - GV đặt câu hỏi: + Nếu chọn chương trình 1 có mấy cách chọn một địa điểm tham quan? + Nếu chọn chương trình 2 thì có mấy cách chọn một địa điểm tham quan? - GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ để dễ hình dung quy tắc cộng: + Một công việc được hoàn thành bởi một trong hai hành động được biểu diễn qua sơ đồ sau: - Từ đó HS hãy kết luận về quy tắc cộng với một công việc được hoàn thành bởi 2 hành động thì có bao nhiêu cách hoàn thành.
- HS đọc Ví dụ 1. GV cho HS trình bày, giải thích lại. - GV giới thiệu: + Một công việc được hoàn thành bởi một trong ba hành động được biểu diễn qua sơ đồ sau: Từ đó HS có nhận xét quy tắc cộng với một công việc được hoàn thành bởi 3 hành động thì có bao nhiêu cách hoàn thành. - HS làm Luyện tập 1. GV hướng dẫn: Việc chọn một loại đồ uống được hoàn thành bởi một trong bao nhiêu hành động? Đó là những hành động gì? Từng hành động có bao nhiêu cách thực hiện? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu. - GV hướng dẫn, quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, trình bày bài. - HS lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở, nhấn mạnh các ý chính của bài về: Quy tắc cộng. |
I. Quy tắc cộng HĐ1: Chương trình 1 có 4 cách chọn địa điểm tham quan. Chương trình 2 có 7 cách chọn địa điểm tham quan. Có tất cả 4 + 7 = 11 địa điểm tham gian trong số các địa điểm được giới thiệu trong hai chương trình ở trên. Kết luận: Ta có quy tắc cộng sau: Một công việc được hoàn thành bởi một trong hai hành động. Nếu hành động thứ nhất có m cách thực hiện, hành động thứ hai có n cách thực hiện (các cách thực hiện của cả hai hành động là khác nhau đôi một) thì công việc đó có m + n cách hoàn thành. Ví dụ 1 (SGK – tr4) Nhận xét: Tương tự, ta cũng có quy tắc sau: Một công việc được hoàn thành bởi một trong ba hành động. Nếu hành động thứ nhất có m cách thực hiện, hành động thứ hai có n cách thực hiện, hành động thứ ba có p cách thực hiện (các cách thực hiện của ba hành động là khác nhau đôi một) thì công việc đó có m + n + p cách hoàn thành. Luyện tập 1: Để chọn một loại đồ uống là thực hiện một trong ba hành động sau: Chọn một loại trà sữa: có 5 cách chọn. Chọn một loại nước hoa quả: có 6 cách chọn. Chọn một loại sinh tố: có 4 cách chọn. Vậy có 5 + 6 + 4 = 15 cách chọn một loại đồ uống.
|
Hoạt động 2: Quy tắc nhân
a) Mục tiêu:
- HS nhận biết, hình thành quy tắc nhân.
- HS thực hành vận dụng quy tắc nhân vào các vấn đề thực tiễn đơn giản.
b) Nội dung:
- HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ làm các HĐ2, Luyện tập 2, đọc hiểu các Ví dụ 2, 3.
c) Sản phẩm: HS hình thành được quy tắc nhân, kết quả thực hiện HĐ2, Luyện tập 2, đọc hiểu các Ví dụ 2, 3.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - HS thực hiện HĐ2 theo nhóm đôi. GV đặt câu hỏi: + Để thực hiện việc đi từ Lào Cai đến thành phố Hồ Chí Minh, gia đình bạn Thảo phải thực hiện bao nhiêu hành động liên tiếp? + Có bao nhiêu cách lựa chọn phương tiện để đi từ Lào Cai đến Hà Nội? + Có bao nhiêu cách lựa chọn phương tiện để đi từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh?
- GV vẽ sơ đồ để HS dễ hình dung quy tắc nhân: + Một công việc được hoàn thành bởi hai hành động liên tiếp được biểu diễn qua sơ đồ sau: + Một công việc được hoàn thành bởi ba hành động liên tiếp được biểu diễn qua sơ đồ sau: Từ đó HS có kết luận và nhận xét về một công việc được hoàn thành bởi 2 hay 3 hành động liên tiếp thì có bao nhiêu cách hoàn thành. - HS đọc Ví dụ 2. GV hướng dẫn HS phân biệt được việc sử dụng quy tắc cộng, quy tắc nhân: + Đối với quy tắc cộng, để hoàn thành công việc chỉ cần thực hiện 1 trong 2 hành động.. + Đối với quy tắc nhân, để hoàn thành công việc cần thực hiện liên tiếp hai hành động. - HS đọc Ví dụ 3. GV đặt các câu hỏi: + Để hoàn thành việc tạo combo cần thực hiện mấy hành động liên tiếp? + Có bao nhiêu cách chọn 1 món rau? + Có bao nhiêu cách chọn 1 món cá? + Có bao nhiêu cách chọn 1 món thịt? - HS áp dụng làm Luyện tập 2. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi, tham gia thảo luận nhóm. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lại kiến thức. |
II. Quy tắc nhân HĐ2: Để thực hiện việc đi từ Lào Cai đến thành phố Hồ Chí Minh, gia đình bạn Thảo phải thực hiện hai hành động liên tiếp: - Có bao nhiêu 2 cách lựa chọn phương tiện để đi từ Lào Cai đến Hà Nội. - Có 3 cách lựa chọn phương tiện để đi từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh. Vậy gia đình bạn Thảo có 2 x 3 = 6 cách lựa chọn phương tiện để đi tử Lào Cai đến Thành phố Hồ Chí Minh qua Hà Nội.
Kết luận: Ta có quy tắc nhân sau: Một công việc được hoàn thành bởi hai hành động liên tiếp. Nếu hành động thứ nhất có m cách thực hiện và ứng với mỗi cách thực hiện hành động thứ nhất, có n cách thực hiện hành động thứ hai thì công việc đó có m.n cách hoàn thành. Nhận xét: Tương tự, ta cũng có quy tắc sau: Một công việc được hoàn thành bởi ba hành động liên tiếp. Nếu hành động thứ nhất có m cách thực hiện; ứng với mỗi cách thực hiện hành động thứ nhất có n cách thực hiện hành động thứ hai; ứng với mỗi cách thực hiện hành động thứ hai có p cách thực hiện hành động thứ ba thì công việc đó có m.n.p cách hoàn thành. Ví dụ 2 (SGK – tr5)
Ví dụ 3 (SGK – tr6)
Luyện tập 2: Để đặt mật khẩu ta thực hiện 3 hành động liên tiếp: chọn chữ số hàng trăm, chọn chữ số hàng chục, chọn chữ số hàng đơn vị. + Chọn chữ số hàng trăm: Có 4 cách + Chọn chữ số hàng chục: Có 4 cách + Chọn chữ số hàng đơn vị: Có 4 cách Vậy có 4 . 4 . 4 = 64 cách đặt mật khẩu.
|
Hoạt động 3: Sơ đồ hình cây
a) Mục tiêu:
- HS nhận biết, hình thành, thực hành vẽ sơ đồ cây và đếm số trường hợp.
b) Nội dung:
- HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ làm HĐ3, đọc hiểu Ví dụ 4.
c) Sản phẩm: HS hình thành sơ đồ hình cây; Kết quả thực hiện HĐ3.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - HS thực hiện HĐ3. - GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ cây Hình 5 và trả lời câu hỏi: + Cho biết có bao nhiêu cách chọn phương tiện đi từ Lào Cai đến Thành phố Hồ Chí Minh, qua Hà Nội? + Cho biết đặc điểm của sơ đồ hình cây. Ta có thể áp dụng sơ đồ hình cây cho những bài toán nào? - GV hướng dẫn HS quan sát Hình 6, khái quát để hình thành sơ đồ hình cây: Là sơ đồ bắt đầu tại một nút duy nhất với các nhánh toả ra các nút bổ sung.
- GV yêu cầu HS đọc Ví dụ 4, trình bày lại. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, trả lời câu hỏi và bài tập, thảo luận nhóm. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi, trình bày bài. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng hợp lại kiến thức trọng tâm về sơ đồ hình cây. |
III. Sơ đồ hình cây HĐ3: - Từ sơ đồ Hình 5 ta thấy có 6 cách chọn phương tiện đi từ Lào Cai đến Thành phố Hồ Chí Minh, qua Hà Nội: + Xe khách, Máy bay. + Xe khách, Tàu hoả. + Xe khách, Xe khách. + Tàu hoả, Máy bay. + Tàu hoả, Tàu hoả. + Tàu hoả, Xe khách. Nhận xét: - Sơ đồ hình cây (Hình 6) là sơ đồ bắt đầu tại một nút duy nhất với các nhánh toả ra các nút bổ sung. - Ta có thể sử dụng sơ đồ hình cây để đếm số cách hoàn toàn thành một công việc khi công việc đó đòi hỏi những hành động liên tiếp. Ví dụ 4 (SGK – tr7)
|
Hoạt động 4: Vận dụng trong bài toán đếm
a) Mục tiêu:
- HS vận dụng quy tắc cộng, quy tắc nhân và sơ đồ hình cây trong các bài toán đếm.
b) Nội dung:
- HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ làm Luyện tập 3, đọc hiểu các ví dụ Ví dụ 5 – 9 (SGK – tr8,9).
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện Luyện tập 3.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - HS đọc Ví dụ 5. GV hướng dẫn HS: + Một vectơ luôn có điểm đầu và điểm cuối. Vậy việc lập một vectơ là thực hiện bao nhiêu hành động liên tiếp? Liệt kê các hành động. (Việc lập một vectơ là thực hiện hai hành động liên tiếp: Chọn điểm đầu và chọn điểm cuối). + Nếu ta bỏ đi một hành động thì công việc có hoàn thành không? Sử dụng quy tắc nào để tính? (Nếu bỏ đi một hành động thì công việc không hoàn thành. Ta áp dụng quy tắc nhân để tính). - HS đọc Ví dụ 6. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi lập sơ đồ cây sau đó trình bày lại cách làm bài. - HS thực hiện Luyện tập 3. GV hướng dẫn: Nêu các hành động liên tiếp cần làm và số cách thực hiện của mỗi hành động đó.
- HS đọc Ví dụ 7. GV hướng dẫn HS tiếp cận vấn đề, GV đặt câu hỏi: + Việc máy tính tạo nên 1 thông tin cần thực hiện liên tiếp bao nhiêu hành động? + Nếu bỏ đi một hành động thì công việc có hoàn thành được không? Áp dụng quy tắc nào để tính? + Vẽ sơ đồ cây cho bài toán. - HS đọc Ví dụ 8. GV hướng dẫn HS vận dụng quy tắc cộng, quy tắc nhân trong giải quyết vấn đề liên quan đến đội văn nghệ. - HS đọc Ví dụ 9. GV lưu ý HS những kiến thức môn Sinh học đã được học ở cấp THCS: giao tử Aa là kết hợp của hai alen A và a, giao tử EE là sự kết hợp của alen E và E. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, trả lời câu hỏi và bài tập, thảo luận nhóm. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi, trình bày bài. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng hợp lại kiến thức trọng tâm. |
IV. Vận dụng trong bài toán đếm 1. Vận dụng trong giải toán Ví dụ 5 (SGK – tr8)
Ví dụ 6 (SGK – tr8)
Luyện tập 3: Việc lập số lẻ gồm ba chữ số đôi một khác nhau là thực hiện 3 hành động liên tiếp: + Chọn chữ số hàng đơn vị: 3 cách (1, 3, 5) + Chọn chữ số hàng chục: 4 cách (các số khác chữ số hàng đơn vị) + Chọn chữ số hàng trăm: 3 cách (các số khác chữ số hàng chục và hàng đơn vị). Áp dụng quy tắc nhân, lập được 3.4.3 = 36 (số). 2. Vận dụng trong thực tiễn Ví dụ 7 (SGK – tr8)
Ví dụ 8 (SGK – tr8)
Ví dụ 9 (SGK – tr9)
|
................................
................................
................................
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn Văn 12
- Soạn Văn 12 (bản ngắn nhất)
- Văn mẫu lớp 12
- Giải bài tập Toán 12
- Giải BT Toán 12 nâng cao (250 bài)
- Bài tập trắc nghiệm Giải tích 12 (100 đề)
- Bài tập trắc nghiệm Hình học 12 (100 đề)
- Giải bài tập Vật lý 12
- Giải BT Vật Lí 12 nâng cao (360 bài)
- Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 12 (có đáp án)
- Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 (70 đề)
- Luyện thi đại học trắc nghiệm môn Lí (18 đề)
- Giải bài tập Hóa học 12
- Giải bài tập Hóa học 12 nâng cao
- Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 (80 đề)
- Luyện thi đại học trắc nghiệm môn Hóa (18 đề)
- Giải bài tập Sinh học 12
- Giải bài tập Sinh 12 (ngắn nhất)
- Chuyên đề Sinh học 12
- Đề kiểm tra Sinh 12 (có đáp án)(hay nhất)
- Ôn thi đại học môn Sinh (theo chuyên đề)
- Luyện thi đại học trắc nghiệm môn Sinh (18 đề)
- Giải bài tập Địa Lí 12
- Giải bài tập Địa Lí 12 (ngắn nhất)
- Giải Tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 12
- Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 12 (70 đề)
- Luyện thi đại học trắc nghiệm môn Địa (20 đề)
- Giải bài tập Tiếng anh 12
- Giải bài tập Tiếng anh 12 thí điểm
- Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải tập bản đồ Lịch sử 12
- Bài tập trắc nghiệm Lịch Sử 12
- Luyện thi đại học trắc nghiệm môn Sử (20 đề)
- Giải bài tập Tin học 12
- Giải bài tập GDCD 12
- Giải bài tập GDCD 12 (ngắn nhất)
- Bài tập trắc nghiệm GDCD 12 (37 đề)
- Luyện thi đại học trắc nghiệm môn GDCD (20 đề)
- Giải bài tập Công nghệ 12