Giáo án Toán 10 Cánh diều (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Toán 10 Học kì 1, Học kì 2

Tài liệu Giáo án Toán 10 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Toán 10 theo chương trình sách mới.

Giáo án Toán 10 Cánh diều (năm 2024 mới nhất)

Xem thử Giáo án Toán 10 Cánh diều Xem thử Giáo án điện tử Toán 10 Cánh diều

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán 10 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

Giáo án Toán 10 Cánh diều Học kì 1

Giáo án Toán 10 Cánh diều Học kì 2

Xem thử Giáo án Toán 10 Cánh diều Xem thử Giáo án điện tử Toán 10 Cánh diều

CHƯƠNG I: MỆNH ĐỀ TOÁN HỌC. TẬP HỢP

BÀI 1: MỆNH ĐỀ TOÁN HỌC (3 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

●     Nhận biết, thiết lập và phát biểu được các mệnh đề toán học, bao gồm: mệnh đề phủ định; mệnh đề đảo; mệnh đề kéo theo; mệnh đề tương đương; mệnh đề có chứa kí hiệu ∀,.

●     Xác định được tính đúng sai của một mệnh đề toán học trong những trường hợp cơ bản.

●     Nhận biết khái niệm và sử dụng đúng các thuật ngữ: định lí, giả thiết, kết luận, điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ.

2. Năng lực

 - Năng lực chung:

●       Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.

●       Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.

●       Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

- Năng lực riêng:

●       Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán.

●       Giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

●       Sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

3. Phẩm chất

●       Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.

●       Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:  SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, thước thẳng có chia khoảng, phiếu học tập.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:

- HS tiếp cận với hai khẳng định cùng câu hỏi để đặt HS vào tình huống có vấn đề.

b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về mệnh đề toán học.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu hình ảnh, cho HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

Giáo án Toán 10 Cánh diều Học kì 1 (năm 2024 mới nhất)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: "Bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu các khẳng định có tính đúng hoặc sai trong toán học và các vấn đề liên quan đến nó."

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Mệnh đề toán học. Mệnh đề chứa biến. Phủ định của một mệnh đề.

a) Mục tiêu: 

- Nhận biết, thiết lập và phát biểu được các mệnh đề toán học, mệnh đề chứa biến, mệnh đề phủ định.

- Xác định được tính đúng sai của mệnh đề.

b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ thực hiện các HĐ1, 2, 3, 4, làm Luyện tập 1, 2, 3, 4 và đọc hiểu các Ví dụ.

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức của bài học, nêu được ví dụ về mệnh đề toán học, mệnh đề chứa biến, phủ định của mệnh đề và xét tính đúng sai của mệnh đề.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu mệnh đề toán học

- GV cho HS thực hiện HĐ1,

+ Giới thiệu: phát biểu của bạn H'Maryam là một câu khẳng định về một sự kiện toán học, đó gọi là mệnh đề toán học.

+ Chú ý: Khi không sợ nhầm lẫn, ta thường gọi tắt là mệnh đề.

→  GV nhấn mạnh mệnh đề toán học là một khẳng định về một sự kiện toán học.

- HS đọc hiểu Ví dụ 1, nhận biết mệnh đề toán học.

- GV cho HS làm Luyện tập 1, nêu ví dụ về mệnh đề toán học.

- GV giới thiệu: người ta thường sử dụng các chữ cái P, Q, R, …. để biểu thị các mệnh đề toán học.

- HS làm HĐ2.

 

 

- Từ đó GV HS phải biết được mệnh đề toán học phải hoặc đúng hoặc sai.

+ GV giới thiệu về mệnh đề đúng, mệnh đề sai.

- HS đọc hiểu Ví dụ 2.

- HS làm Luyện tập 2: HS cho ví dụ về mệnh đề đúng, mệnh đề sai.

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu mệnh đề chứa biến

- GV cho HS làm HĐ3, GV giới thiệu về câu "n chia hết cho 3"

+ Ta chưa khẳng định được tính đúng sai, tuy nhiên với mỗi giá trị của n thuộc tập số tự nhiên ta lại thu được một mệnh đề đúng hoặc sai.

Giáo án Toán 10 Cánh diều Học kì 1 (năm 2024 mới nhất) Đó gọi là mệnh đề chứa biến.

 

 

 

 

 

 

- GV giới thiệu về kí hiệu mệnh đề chứa biến.

- HS đọc hiểu Ví dụ 3.

- HS làm Luyện tập 3: nêu ví dụ về mệnh đề chứa biến.

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về phủ định của một mệnh đề

- HS thực hiện HĐ4,

- Từ đó GV giới thiệu về mệnh đề phủ định:

+ Mệnh đề P và P-

+ Mệnh đề P và P- là hai phát biểu trái ngược nhau.

+ Nếu P đúng thì P- đúng hay sai? Nếu P sai thì P- đúng hay sai?

→ Từ đó tổng kết cho HS đọc lại nội dung trong khung kiến thức SGK.

 

 

 

 

 

- HS đọc Ví dụ 4, GV cho HS phát biểu lại mệnh đề phủ định của A và B.

- HS làm Luyện tập 4.

- GV cho HS chú ý: về cách thông thường để phủ định một mệnh đề.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Mệnh đề toán học

HĐ1:

a) Đúng

b) Sai.

 

 

 

 

 

Ví dụ 1 (SGK -tr5)

Luyện tập 1:

"Số 3 là một số thực".

"Tam giác đều có ba cạnh bằng nhau".

 

HĐ2:

Mệnh đề P là khẳng định đúng. Mệnh đề Q là khẳng định sai.

Kết luận:

Mỗi mệnh đề toán học phải đúng hoặc sai. Một mệnh đề toán học không thể vừa đúng, vừa sai.

 

Ví dụ 2 (SGK – tr 6)

Luyện tập 2:

Mệnh đề đúng:

P: "Phương trình x2 + 2x  + 1 = 0 có nghiệm nguyên".

Mệnh đề sai:

Q: "3 là số hữu tỉ".

II. Mệnh đề chứa biến

HĐ3:

a) Ta chưa thể khẳng định tính đúng sai của câu trên.

b) "21 chia hết cho 3" là một mệnh đề toán học.

Mệnh đề trên đúng.

c) "10 chia hết cho 3" là một mệnh đề toán học.

Mệnh đề trên sai.

⇒ Mệnh đề "n chia hết cho 3" với n là số tự nhiên là một mệnh đề chứa biến.

Ta thường kí hiệu mệnh đề chứa biến n là P(n); mệnh đề chứa biến x, y là P(x; y)....

Ví dụ 3 (SGK – tr 6)

Luyện tập 3:

P: "2 + n = 5"

Q: "x > 3"

M: "x + y  < 2"

III. Phủ định của một mệnh đề

HĐ4: Hai câu phát biểu của Kiên và Cường là trái ngược nhau.

Kết luận:

Cho mệnh đề P. Mệnh đề "Không phải P" được gọi là mệnh đề phủ định của mệnh đề P và kí hiệu là P-.

Lưu ý:

Mệnh đề P- đúng khi P sai.

Mệnh đề P- sai khi P đúng.

Luyện tập 4:

P-: "5,15 không phải là một số hữu tỉ".

Q-: "2023 không phải là số chẵn".

Mệnh đề P-Q- sai.

Ví dụ 4 (SGK – Tr7)

Chú ý:

Để phủ định một mệnh đề (có dạng phát biểu như trên), ta chỉ cần thêm (hoặc bớt) từ "không" (hoặc "không phải") vào trước vị ngữ của mệnh đề đó.

Hoạt động 2: Mệnh đề kéo theo. Mệnh đề đảo. Mệnh đề tương đương

a) Mục tiêu:

- Nhận biết và thể hiện được khái niệm mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương.

- Xác định được các điều kiện cần, điều kiện đủ của định lí.

- Xác định tính đúng sai của mệnh đề.

b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, làm các HĐ5, 6, Luyện tập 5, 6, trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, thiết lập và phát biểu được mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương.

d) Tổ chức thực hiện:

................................

................................

................................

Xem thử Giáo án Toán 10 Cánh diều Xem thử Giáo án điện tử Toán 10 Cánh diều

Xem thêm giáo án lớp 10 Cánh diều các môn học hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên