Giáo án Hóa 10 Cánh diều (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Hóa học 10
Tài liệu Giáo án Hóa 10 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Hóa học 10 theo chương trình sách mới.
Giáo án Hóa 10 Cánh diều (năm 2024 mới nhất)
Xem thử Giáo án Hóa 10 CD Xem thử Giáo án PPT Hóa 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa 10 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem thử Giáo án Hóa 10 CD Xem thử Giáo án PPT Hóa 10 CD
Giáo án Hóa học 10 BÀI 1. NHẬP MÔN HÓA HỌC (2 tiết) - Cánh diều
I. Mục tiêu
1) Kiến thức
Học xong bài này, học sinh có thể:
- Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học.
- Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học.
- Nêu được vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất, ...
2) Năng lực
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục.
- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.
- Năng lực hợp tác: Học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/ nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được một số giải thích về các hiện tượng xảy ra là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học.
b) Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nhận thức hóa học:
+ Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học.
+ Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học.
+ Nêu được vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất, ...
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua hoạt động khai thác vốn kiến thức, kĩ năng đã học ở THCS, vốn kiến thức thực tế và đọc thông tin trong SGK để tìm hiểu đối tượng nghiên cứu của hoá học, vai trò của hoá học trong thực tiễn.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng phương pháp học tập môn KHTN từ THCS để tìm hiểu phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học. Vận dụng được vốn tri thức đã biết về hoá học để tìm hiểu về vai trò của hoá học trong thực tiễn.
3) Phẩm chất
- Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học.
- Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ.
- Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập.
- Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể.
- Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Sưu tầm một số hình ảnh đặc trưng cho đối tượng nghiên cứu của hoá học, vật lí, sinh học, khoa học Trái Đất và bầu trời, …; vai trò của hoá học trong thực tiễn, …
- Chuẩn bị các phiếu học tập, máy chiếu, máy tính, …
2. Học sinh
- Đọc trước bài học, viết phiếu KWL.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học mới.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe, dựa vào hiểu biết của bản thân trả lời.
c) Sản phẩm: HS biết được những vấn đề liên quan đến hóa học.
d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi trong SGK
Mở đầu trang 6 SGK Hóa học 10: Nội dung nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học?
(1) Sự hình thành hệ Mặt Trời.
(2) Cấu tạo của chất và sự biến đổi của chất.
(3) Quá trình phát triển của loài người.
(4) Tốc độ của ánh sáng trong chân không.
Đáp án:
Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, sự biến đổi của các đơn chất, hợp chất và năng lượng đi kèm những quá trình biến đổi đó.
⇒ Nội dung thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học là:
(2) Cấu tạo của chất và sự biến đổi của chất.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Đối tượng nghiên cứu của hóa học
a) Mục tiêu: HS biết đối tượng nghiên cứu của hóa học là chất và sự biến đổi của chất.
b) Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào sự hiểu biết bản thân để trả lời.
c) Sản phẩm: HS nêu được một số ví dụ về chất và phân tích được một số quá trình biến đổi của chất.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc SGK, đồng thời tự lấy các ví dụ về chất và sự biến đổi của chất, và trả lời ?1; ?2 (SGK Hoá 10 – tr 6, 7).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK; HS lấy các ví dụ về chất và sự biến đổi của chất và trả lời ?1; ?2.
Bước 3: Báo cáo kết quả
GV yêu cầu HS đứng tại chỗ nêu ví dụ và phân tích.
GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới.
Câu hỏi 1:
- Muối ăn (NaCl) được tạo nên từ 1 nguyên tử sodium (Na) và 1 nguyên từ chlorine (Cl).
- Khí oxygen (O2) được tạo nên từ 2 nguyên tử oxygen (O).
- Nước (H2O) được tạo nên từ 2 nguyên tử hydrogen (H) và 1 nguyên tử oxygen (O).
Câu hỏi 2:
Liên kết trong phân tử nước (H2O) là liên kết cộng hóa trị phân cực.
Liên kết trong phân tử muối ăn (NaCl) là liên kết ion.
Hoạt động 2: Phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học
a) Mục tiêu: HS hiểu được các phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học.
b) Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào sự hiểu biết bản thân để trả lời.
c) Sản phẩm: HS trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học:
- Nắm vững nội dung chính của các vấn đề lý thuyết hóa học.
- Chủ động tìm hiểu thế giới tự nhiên.
- Vận dụng kiến thức đã học vào việc giải thích các hiện tượng hóa học xảy ra trong tự nhiên.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc SGK, đồng thời tóm tắt những điểm chính.
GV yêu cầu HS trả lời vận dụng 2:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK; trả lời câu hỏi và lấy ví dụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày.
GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới.
Đáp án vận dụng 2:
Để việc học tập hóa học đạt hiệu quả cao nhất và vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống học sinh cần liên hệ nội dung bài học hóa học với nội dung những môn học khác cũng như các thí nghiệm, quá trình thực tiễn có liên quan.
Ví dụ:
Thông qua tìm hiểu tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng học sinh biết được than cháy trong không khí tỏa nhiều nhiệt. Tuy nhiên, trong điều kiện thiếu không khí, than cháy sinh ra khí độc là carbon monoxide. Do đó, học sinh biết rút ra kinh nghiệm, trong những ngày trời lạnh, tuyệt đối không nên sưởi ấm bằng bếp than trong phòng kín vì có nguy cơ bị ngạt thở, thậm chí là tử vong.
Hoạt động 3: Vai trò của hóa học trong thực tiễn
a) Mục tiêu: HS hiểu được vai trò của hóa học trong thực tiễn.
b) Nội dung:
GV sử dụng hình thức đàm thoại, yêu cầu HS thảo luận theo bàn để giải quyết các vấn đề.
c) Sản phẩm: HS trình bày được vai trò của hóa học trong đời sống và trong sản xuất:
1. Trong đời sống
- Hóa học về lương thực – thực phẩm: Cung cấp cho con người những dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Hóa học về thuốc: Giúp chúng ta tìm và sản xuất được những loại thuốc có hiệu quả điều trị cao, ít độc tính, giá thành rẻ.
- Hóa học về mỹ phẩm: Lựa chọn và tạo ra những chất có màu sắc đẹp, an toàn, có mùi hương thích hợp, tồn tại lâu.
- Hóa học về chất tẩy rửa: Sử dụng các chất tẩy rửa trong gia đình….
2. Trong sản xuất
- Hóa học về năng lượng: Lựa chọn nhiên liệu phù hợp với từng quá trình sản xuất và đặc biệt là xu hướng sử dụng nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo trong tương lai.
- Hóa học về sản xuất hóa chất: Là nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác, được sản xuất với lượng lớn trong các nhà máy hóa học.
- Hóa học về vật liệu: Đẩy nhanh tốc độ phản ứng hóa học, …
- Hóa học môi trường: Giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹp và an toàn hơn.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- NV1: GV cho HS quan sát hình ảnh và nêu một số ngành hóa học và vai trò của chúng?
- NV2: GV cho HS quan sát video về nhiên liệu tương lai, quá trình tổng hợp NH3, yêu cầu HS nghiên cứu, thảo luận theo nhóm và đưa ra những quá trình mà con người đã tạo ra để phục vụ mục đích tồn tại và phát triển?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK; thảo luận trả lời các câu hỏi và lấy ví dụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
GV yêu cầu một số HS đứng tại chỗ trình bày.
GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Củng cố lại phần kiến thức đã học về đối tượng nghiên cứu của hoá học, vai trò của hoá học và các phương pháp học tập nghiên cứu hoá học.
b) Nội dung: HS các nhóm làm việc cá nhân trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm, thông qua phần mềm plicker hoặc quizizz.
Câu 1: Chuyên ngành nào sau đây không thuộc Hoá học?
A. Hoá lí. B. Hoá sinh
C. Hoá hữu cơ. D. Vật Lí.
Câu 2: Trường hợp nào chất xảy ra biến đổi hoá học?
A. Vôi sống cho vào nước.
B. Đá vôi cho vào nước.
C. Viên nước đá tan chảy thành lỏng.
D. Muối ăn tan vào nước.
Câu 3: Đâu là sản phẩm hoá học do con người tạo ra?
A. Cây cối. B. Thuốc.
C. Tinh bột. D. Núi đá vôi.
Câu 4: Người nông dân sử dụng sản phẩm nào sau đây để tăng năng suất cây trồng?
A. Mỹ phẩm. B. Vaccin.
C. Phân bón. D. Xi măng.
Câu 5: Để học tốt môn hoá học, theo em cần làm những gì sau đây?
A. Chịu khó quan sát và đặt câu hỏi.
B. Đặt giả thuyết khoa học, xây dựng thí nghiệm để chứng minh, phân tích.
C. Vận dụng kiến thức để giải quyết một số tình huống trong thực tế.
D. Tất cả các phương án trên.
c) Sản phẩm:
Câu 1: D Câu 2: A Câu 3: B Câu 4: C Câu 5: D
d) Tổ chức thực hiện:
(Gv gửi link mã code hoặc link tham gia nếu dùng quizizz) GV chiếu các câu hỏi, HS làm việc cá nhân giơ phiếu plicker để trả lời.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các nội dung gắn liền với thực tiễn.
b. Nội dung: Hoạt động trải nghiệm: Chế tạo son môi từ dầu gấc (có hướng dẫn)
c. Sản phẩm:
- Bản word tìm hiểu về dầu gấc và các bước thực hiện.
- Powerpoint hoặc trình bày trên A4 về quá trình thực hiện.
- Video nhóm khi tham gia thực hiện hoạt động.
d. Tổ chức thực hiện: HS làm việc theo nhóm.
................................
................................
................................
Xem thử Giáo án Hóa 10 CD Xem thử Giáo án PPT Hóa 10 CD
Xem thêm giáo án lớp 10 Cánh diều các môn học hay khác:
- Giáo án Văn 10 Cánh diều
- Giáo án Toán 10 Cánh diều
- Bài giảng POWERPOINT Toán 10 Cánh diều
- Giáo án Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giáo án Vật Lí 10 Cánh diều
- Bài giảng POWERPOINT Vật Lí 10 Cánh diều
- Giáo án điện tử Hóa 10 Cánh diều (Bài giảng PPT)
- Giáo án Sinh học 10 Cánh diều
- Bài giảng POWERPOINT Sinh học 10 Cánh diều
- Giáo án KTPL 10 Cánh diều
- Giáo án Tin học 10 Cánh diều
- Giáo án Địa Lí 10 Cánh diều
- Giáo án Lịch Sử 10 Cánh diều
- Giáo án Công nghệ 10 Cánh diều
- Giáo án GDQP 10 Cánh diều
- Giáo án HĐTN 10 Cánh diều
- Giáo án Âm nhạc 10 Cánh diều
- Giáo án Mĩ thuật 10 Cánh diều
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)