Lý thuyết GDCD 7 Cánh diều Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 7.

Lý thuyết GDCD 7 Cánh diều Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết GDCD 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Di sản văn hóa là gì?

Quảng cáo

Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

2. Phân loại di sản văn hóa

- Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

+ Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

+ Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Lý thuyết Giáo dục công dân 7 Cánh diều Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa

3. Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội

- Di sản văn hóa là tài sản, niềm tự hào của dân tộc, thể hiện lịch sử sự sáng tạo và bản sắc dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.

- Di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hóa nhân loại.

Lý thuyết Giáo dục công dân 7 Cánh diều Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa

4. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.

Quảng cáo

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa:

- Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.

Lý thuyết Giáo dục công dân 7 Cánh diều Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa

- Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời khi thấy có những hành vi làm sai lệch, phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa; hoặc thấy di sản văn hóa có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị hủy hoại, bị mất.

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Chuyển giao di sản văn hóa cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không có đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị.

Quảng cáo

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên