Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Cánh diều Bài 8 (có đáp án): Bạo lực học đường
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 8: Bạo lực học đường sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 7.
Trắc nghiệm GDCD 7 Cánh diều Bài 8 (có đáp án): Bạo lực học đường
Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm GDCD 7 Cánh diều (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Câu 1. Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bạo lực học đường.
B. Bạo lực xã hội.
C. Bạo lực gia đình.
D. Đấu tranh tầng lớp.
Câu 2. Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong
A. gia đình.
B. cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
C. cơ quan làm việc.
D. cộng đồng xã hội.
Câu 3. Trong bạo lực học đường không có hành vi nào sau đây?
A. Giúp đỡ.
B. Hành hạ.
C. Đánh đập.
D. Xúc phạm danh dự.
Câu 4. Bạo lực học đường gây ảnh hưởng, tổn hại về
A. thể chất và tinh thần.
B. thể chất và vật chất.
C. tinh thần.
D. vật chất.
Câu 5. Hành vi nào sau đây xuất hiện trong bạo lực học đường?
A. Đánh đập, xâm hại thân thể.
B. Quan tâm, giúp đỡ.
C. Hỗ trợ, động viên.
D. Quan tâm, động viên.
Câu 6. Trong bạo lực học đường không bao gồm hình thức nào sau đây?
A. Các hành vi bạo lực thể chất.
B. Các hành vi bạo lực tinh thần.
C. Các hành vi bạo lực trực tuyến.
D. Các hành vi bạo lực vật chất.
Câu 7. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khoẻ và các hành vi khác cố ý gây tổn thất về thể chất của người khác được gọi là
A. bạo lực về thể chất.
B. bạo lực về tinh thần.
C. bạo lực trực tuyến.
D. bạo lực tài chính.
Câu 8. Sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm, thích thể hiện bản thân, tính cách nông nổi, bồng bột thuộc nhóm nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực học đường?
A. Chủ quan.
B. Khách quan.
C. Trực tiếp.
D. Gián tiếp.
Câu 9. Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình; những tác động tiêu cực từ môi trường xã hội thuộc nhóm nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực học đường?
A. Chủ quan.
B. Khách quan.
C. Trực tiếp.
D. Gián tiếp.
Câu 10. Phương án nào sau đây không thuộc nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường?
A. Tính cách nông nổi, bồng bột.
B. Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình.
C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.
D. Gia đình bỏ bê, không quan tâm.
Câu 11. Phương án nào sau đây không thuộc nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường?
A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình.
B. Thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm.
C. Thích thể hiện bản thân thái quá.
D. Tính cách nông nổi, bồng bột của tuổi trẻ.
Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường?
A. Những người gây ra bạo lực học đường sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
B. Bạo lực học đường chỉ diễn ra trong môi trường lớp học, không gây hậu quả.
C. Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an.
D. Người gây ra bạo lực học đường chỉ có thể bị tổn thương về thể chất.
Câu 13. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Ông M đánh con vì trốn học để đi chơi game.
B. Cô giáo phạt học sinh khi làm việc riêng trong giờ học.
C. Bạn K đe dọa sẽ đánh bạn P vì không cho mình chép bài.
D. Bạn N nhắc nhở bạn M không nên nói chuyện trong giờ học.
Câu 14. Hành vi nào dưới đây không là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Bạn K đăng lên mạng xã hội những lời lẽ đe dọa một bạn cùng lớp.
B. Bạn Q hẹn gặp và đánh bạn V khi cả hai có mâu thuẫn trên lớp.
C. Bạn P tát bạn M vì hành vi nói xấu mình với các bạn trong lớp.
D. Bạn S nhắc nhở bạn V vì thường xuyên nói chuyện trong giờ học.
Câu 15. Trong giờ học em vô tình nghe thấy bạn T và bạn M bàn nhau sau giờ học sẽ đón đầu đánh P khi đi học về. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
B. Báo với cô giáo chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời.
C. Rủ các bạn khác trong lớp cùng đi xem đánh nhau.
D. Gặp P để báo cho bạn thông tin mà mình nghe được.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 11: Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội
Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 Cánh diều
- Giải SBT Giáo dục công dân 7 Cánh diều
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều