Giải GDCD 7 trang 37 Chân trời sáng tạo
Với lời giải GDCD 7 trang 37 trong Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng GDCD 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD lớp 7 trang 37.
Giải GDCD 7 trang 37 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi 1 trang 37 GDCD lớp 7: T đã gặp phải căng thẳng như thế nào?
Trả lời:
+ T luôn được bố mẹ kì vọng đạt kết quả cao trong học tập. T đã rất cố gắng nhưng trước kì thi T lại bồn chồn, lo lắng và quên hết những gì đã học.
+ T còn bị bạn bè trêu là mọt sách mà điểm luôn dưới trung bình.
Câu hỏi 2 trang 37 GDCD lớp 7: T đã làm gì để vượt qua sự căng thẳng đó?
Trả lời:
T đã đến phòng Tham vấn học đường và được cô giáo tham vấn khuyên cách ôn thi.
Câu hỏi 3 trang 37 GDCD lớp 7: Nếu là T, em còn có cách nào khác để vượt qua sự căng thẳng đó?
Trả lời:
Nếu là T, em còn có cách để vượt qua căng thẳng đó là:
+ Em sẽ trao đổi và tâm sự với anh hay chị mình để anh chị cho mình lời khuyên.
+ Em sẽ đi công viên để có thể thư giãn và suy nghĩ lại vấn đề.
Câu hỏi 1 trang 37 GDCD lớp 7: Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào ở trên? Vì sao?
Trả lời:
+ Em đồng ý với ý kiến a) vì cái ôm của bố mẹ là sự động viên lớn lao giúp em có thêm động lực và quên đi những mệt mỏi căng thẳng,
+ Em đồng ý với ý kiến b) vì khi đi đâu đó vài ngày sẽ làm cho bản thân tránh xa được những yếu tố làm chúng ta căng thẳng, những chuyến đi sẽ giúp chúng ta có thêm những khoảnh khắc vui vẻ và hạnh phúc.
+ Em đồng ý với ý kiến c) vì khi vui chơi, nô đùa cùng bạn bè sẽ giúp chúng ta quên đi những áp lực trong cuộc sống.
+ Em đồng ý với ý kiến d) vì khi tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp chúng ta bớt căng thẳng.
+ Em đồng ý với ý kiến e) vì nếu bản thân chúng ta không tự giải quyết được vấn đề của mình thì hãy tìm sự giúp đỡ của những người có chuyên môn và sự hiểu biết.
+ Em không đồng ý với ý kiến g) vì việc lên mạng xã hội than thở có hai mặt. Mặt tích cực là chúng ta được mọi người hỏi han và động viên. Tuy nhiên cũng có mặt tiêu cực đó là đôi khi chúng ta sẽ nhận được một vài ý kiến không tốt, những ý kiến này khiến chúng ta lại rơi vào trạng thái lo lắng và buồn chán.
Câu hỏi 2 trang 37 GDCD lớp 7: Hãy cho biết cách em đã từng áp dụng để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng trong học tập hoặc giao tiếp với bạn bè, người thân như thế nào?
Trả lời:
Cách em đã từng áp dụng để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng trong học tập hoặc giao tiếp với bạn bè, người thân:
+ Đi du lịch cùng người thân.
+ Khi có thắc mắc trong học tập em nhờ sự giúp đỡ từ phía thầy cô hoặc bạn bè.
+ Sau mỗi giờ học, cùng bạn bè vui chơi.
Lời giải bài tập GDCD 7 Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng Chân trời sáng tạo hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập GDCD 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 | Trả lời câu hỏi GDCD 7 được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST