Giải GDCD 7 trang 23 Kết nối tri thức
Với lời giải GDCD 7 trang 23 trong Bài 4: Giữ chữ tín Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD lớp 7 trang 23.
Giải GDCD 7 trang 23 Kết nối tri thức
Luyện tập 3 trang 23 GDCD 7: : Trong các trường hợp dưới đây, hành vi nào thể hiện giữ chữ tín, hành vi nào thể hiện không giữ chữ tín. Vì sao?
a) H hẹn đi xem xiếc cùng P nhưng do nhà có việc đột xuất nên không đi được. H gọi điện xin lỗi P và hẹn hôm khác sẽ đi.
b) V hứa sẽ giúp D học tốt môn tiếng Anh. Tuy bận rộn nhưng V vẫn sắp xếp thời gian để học cùng và hướng dẫn D. Chỉ sau một thời gian ngắn, trình độ tiếng Anh của D đã tiến bộ.
c) T mượn C quyển truyện và hứa sẽ trả sau một tuần. Nhưng do bận văn nghệ để tham gia biểu diễn nên T chưa kịp đọc. T nghĩ “Chắc C đã đọc truyện rồi.”, nên bạn vẫn giữ lại, khi nào đọc xong sẽ trả.
d) Bà X mở cửa hàng bán thực phẩm sạch. Mặc dù lợi nhuận thấp nhưng bà vẫn vui vì đã góp phần bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Có người khuyên bà nhập thực phẩm sạch không rõ nguồn gốc về bán với danh nghĩa thực phẩm sạch, lợi nhuận sẽ cao hơn rất nhiều nhưng bà nhất quyết không làm theo.
Trả lời:
a) H tuy không giữ đúng hẹn đi xem xiếc với V, tuy nhiên: nguyên nhân dẫn đến việc đó là do gia đình H có việc bận đột xuất. Mặt khác, khi biết gia đình có việc bận, H đã chủ động gọi điện xin lỗi với V và hẹn V đi xem xiếc vào hôm khác.
=> Như vậy, hành động của không giữ chữ tín của H có thể thông cảm được và không đáng bị lên án. Mặt khác, việc H gọi điện xin lỗi V nên được khích lệ, vì H đã dũng cảm nhận khuyết điểm của mình.
b) Hành vi của D thể hiện giữ chữ tín. Vì: D đã giúp đỡ V đúng như lời hứa và V đã tiến bộ hơn trong việc học.
c) Hành vi của T thể hiện không giữ chữ tín. Vì: T đã không trả quyển truyện theo đúng như lời hứa với C.
d) Hành vi của bà X thể hiện giữ chữ tín. Vì: bà X đã bán hàng hóa đảm bảo chất lượng đúng như tên cửa hàng mà bà mở bán.
Luyện tập 4 trang 23 GDCD 7: Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn trong các tình huống sau:
a) Ngày thứ Bảy, Y giúp mẹ bán rau. Có khách đến mua rau, họ đã trả tiền và nhờ Y nhặt rau giúp. Nhưng đã cuối ngày mà không thấy người khách quay lại.
b) Bố mẹ hứa sẽ mua đàn cho M nếu bạn đạt danh hiệu Học sinh Giỏi. M đã cố gắng học và đạt được danh hiệu đó. Nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, công việc khó khăn, thu nhập giảm nên bố mẹ vẫn chưa mua đàn cho M.Trả lời:
Tình huống a) Em sẽ khuyên Y đợi cho đến khi cửa hàng đóng cửa, nếu khách hàng vẫn chưa quay lại lấy, Y nên cất túi rau cẩn thận đến ngày hôm sau, nếu khách hàng có đến thì đưa lại cho khách hàng.
Tình huống b) Em sẽ khuyên M rằng dù bố mẹ đã thất hứa với M nhưng là do hoàn cảnh gia đình nên bố mẹ chưa thể mua được, M có thể đợi bố mẹ thêm một chút thời gian, đến khi tình hình kinh tế của gia đình ổn định hơn.
Vận dụng 1 trang 23 GDCD 7: Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên: “Hãy tiết kiệm lời hứa”
Trả lời:
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm của bản thân. Các em có thể tham khảo bài mẫu dưới đây:
- Lời hứa thường xuất hiện trong mọi khía cạnh của cuộc sống, ai trong chúng ta cũng từng hứa hẹn và cũng có thể đã từng thất hứa. Cho dù sự thất hứa đó là lỗi vô tình hay cố ý, thì điều đó cũng dẫn tới nỗi buồn cho người khác.
- Vì muốn tránh làm tổn thương và cũng muốn làm hài lòng đối phương, người ta không tiếc dùng những lời nói ngọt ngào, đưa ra những lời hứa hẹn thật tốt đẹp. Có người thản nhiên xem lời hứa như một câu cửa miệng, hứa rồi lại hứa. Cứ hứa mãi, rồi đến một lúc nào đó sẽ không còn mấy ai tin lời hứa của mình nữa. Hứa thật nhiều và thất hứa cũng thật nhiều là biểu hiện của một người không chân thành và thiếu nghiêm túc. Khi lời hứa không thành, họ lại đưa ra rất nhiều lý do để biện hộ. Nếu bạn tạo ra lý do để nói dối người khác, thì chính là bạn tự dối lừa dối bản thân mình; đồng thời đang gây ra sự tổn thương sâu sắc cho người khác.
- Hứa không khó nhưng quan trọng là thời gian, kết quả thực hiện. Mỗi khi hứa hẹn điều gì, chúng ta cần phải có trách nhiệm với chính mình, với người đã hứa và lời hứa. Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong đợi, tuy nhiên một khi đã hứa thì cho dù có khó khăn đến mấy cũng phải làm, đừng để lời nói như “gió thoảng, mây bay”. Vì vậy, chúng ta hãy “tiết kiệm lời hứa”, trước khi hứa một việc gì chúng ta cần phải suy nghĩ chín chắn, khả năng làm được thì mới hứa. Hứa trong khả năng của mình để hiệu quả của việc thực hiện lời hứa cao hơn. Giữ gìn lời hứa là một trong những tiêu chí trong việc tạo dựng uy tín và giá trị của một người.
Vận dụng 2 trang 23 GDCD 7: Cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn một tiểu phẩm về chủ đề “giữ chữ tín trong học sinh” (ví dụ: giữ lời hứa, trung thực trong thi cử…).
Trả lời:
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm của bản thân. Các em có thể tham khảo bài mẫu sau đây – tiểu phẩm “Trung thực”
[Giờ ra chơi tiết 2]
Hà (tổ trưởng): Loan ơi, cho mình kiểm tra vở bài tập về nhà của cậu?
Loan: Thôi chết, tối qua mải dự sinh nhật chị mà tớ quên làm mất rồi? Cậu có thể giúp tớ báo cáo cô là làm rồi được không?
Hà: Không được đâu, nhỡ cô kiểm tra bất ngờ lại cậu thì làm sao, nhiệm vụ của tớ là kiểm tra bài cũ các bạn trong tổ, nếu tớ nói dối cô sẽ trách tớ.
Loan: Không sao đâu, hôm trước cô vừa kiểm tra tớ xong, cậu yên tâm đi. Cậu cứu tớ một lần đi?
Hà: Nhưng.....
[Tiếng trống vào học, cô giáo đi vào lớp]
Cô giáo: Các tổ trưởng kiểm tra bài tập về nhà cho cô chưa, chúng ta bắt đầu báo cáo nhé?
Hà: (Ngoảnh nhìn Loan) Thưa cô, Tổ 1 các bạn làm bài tập.... đầy đủ ạ.
Cô giáo (thấy Hà ấp úng liền hỏi): Em chắc chắn chưa Hà? Sao em có vẻ ấp úng vậy?
Hà: Dạ thưa cô,.......thưa cô..........
[Hà chưa kịp nói thì Loan đứng dậy nói]
Loan: Thưa cô, em chưa làm bài tập ạ, nhưng vì em xin bạn Hà giúp nên bạn mới báo cáo cô như vậy, mong cô đừng trách bạn ấy và tha thứ cho em một lần này, em hứa từ này về sau em sẽ làm bài đầy đủ ạ!
Cô giáo: Hóa ra mọi chuyện là như vậy? Loan đã trung thực tự đứng ra nhận lỗi của mình nên lần này cô bỏ qua, lần sau không được như vậy nữa em nhé. Còn Hà không nên bao che cho bạn việc không tốt như thế em ạ, như thế là em đang làm hại bạn đấy.
Hà: Dạ, thưa cô em xin lỗi cô, em hứa sau này em sẽ làm tốt nhiệm vụ của mình ạ.
Loan: Dạ em xin lỗi cô và bạn Hà ạ.
Cô giáo: Thôi, không sao, bây giờ các tổ khác tiếp tục báo cáo cho cô nào.....
Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 4: Giữ chữ tín Kết nối tri thức hay khác:
- Giải GDCD 7 trang 18
- Giải GDCD 7 trang 19
- Giải GDCD 7 trang 20
- Giải GDCD 7 trang 21
- Giải GDCD 7 trang 22
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức
- Giải SBT Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập GDCD lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT