Lý thuyết GDCD 8 Cánh diều Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 8 Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.

Lý thuyết GDCD 8 Cánh diều Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

Quảng cáo

1. Khái niệm, các hình thức và tác hại của bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội

a. Khái niệm

- Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Lý thuyết GDCD 8 Cánh diều Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình (tranh minh họa)

b. Các hình thức bạo lực gia đình

- Các hình thức bạo lực gia đình phổ biến:

+ Bạo lực tinh thần là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của các thành viên gia đình.

+ Bạo lực về thể chất hay thể xác là những hành vi cố ý xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng hoặc gây ra thương tích trên cơ thể các thành viên trong gia đình.

+ Bạo lực về kinh tế là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của gia đình và thành viên trong gia đình.

Quảng cáo

+ Bạo lực về tình dục là hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục, cưỡng ép mang thai, nạo phá thai,...

Lý thuyết GDCD 8 Cánh diều Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

c. Tác hại của bạo lực gia đình:

- Đối với người bị bạo lực: gây tổn thương đến cuộc sống của người bị bạo lực (sức khoẻ, danh dự, tính mạng, kinh tế,...).

- Đối với gia đình là nguyên nhân chính dẫn đến tan vỡ gia đình.

- Đối với xã hội: làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội, gián tiếp gây ra các tệ nạn xã hội.

Lý thuyết GDCD 8 Cánh diều Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

Quảng cáo

2. Một số quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

- Để phòng, chống bạo lực gia đình, pháp luật nước ta quy định:

+ Nghiêm cấm các hành vi bạo lực gia đình; kích động, xúi giục, bao che, dung túng, không xử lí hành vi bạo lực gia đình; cản trở việc khai báo, xử lí hành vi bạo lực gia đình.

+ Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khoẻ, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình,...

+ Người có hành vi bạo lực gia đình tuỳ mức độ khác nhau có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, xử lí theo pháp luật dân sự, xử lí theo pháp luật hình sự.

+ Cá nhân, gia đình và các cơ quan tổ chức đều có trách nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Lý thuyết GDCD 8 Cánh diều Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

3. Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đình

a. Phòng ngừa bạo lực gia đình

Để phòng ngừa bạo lực gia đình:

Quảng cáo

- Mỗi cá nhân cần:

+ Quan tâm, chia sẻ, tôn trọng, bình đẳng trong ứng xử với các thành viên trong gia đình.

+ Nói không với mọi biểu hiện bạo lực gia đình và các biểu hiện của tư tưởng gia trưởng, các quan niệm lạc hậu.

+ Có kế hoạch an toàn khi xảy ra bạo lực gia đình nghiêm trọng: cách liên lạc với bên ngoài, nơi trú ẩn an toàn,.....

- Đối với các tổ chức xã hội:

+ Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình.

+ Đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hoá, nếp sống văn minh.

+ Xử lí nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình.

Lý thuyết GDCD 8 Cánh diều Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

b. Ứng phó với bạo lực gia đình

- Khi bạo lực gia đình xảy ra cần:

+ Nhận diện nguy cơ bạo lực và tránh đi.

+ Tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài, không giấu diếm, chia sẻ với người khác để có thể sẵn sàng được giúp đỡ; phát tình huống khẩn cấp: kêu cứu, gọi điện thoại cho người thân, gọi 111, 113,...

+ Chọn chỗ đứng, ngồi an toàn, dễ dàng trốn thoát và đến nơi tạm lánh an toàn.

+ Bình tĩnh và kiềm chế cơn nóng giận; không nên chống cự, đánh lại, chửi lại

+ Ghi lại bằng chứng và gặp gỡ chuyên gia tâm lí.

Lý thuyết GDCD 8 Cánh diều Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

Nhờ sự trợ giúp của lực lượng chức năng khi xảy ra bạo lực gia đình

- Học sinh cần nhận thức đúng đắn về bạo lực gia đình, phê phán mọi biểu hiện của bạo lực gia đình, tích cực chủ động trong việc phòng, chống bạo lực gia đình.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập GDCD 8 được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 8 Cánh diều (NXB ĐH Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên