Giải GDCD 9 trang 26 Chân trời sáng tạo
Với lời giải GDCD 9 trang 26 trong Bài 4: Khách quan và công bằng Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD 9 trang 26.
Giải GDCD 9 trang 26 Chân trời sáng tạo
Luyện tập 3 trang 26 GDCD 9: Em hãy quan sát hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu
Em hãy tìm hiểu và kể lại nội dung câu chuyện ngụ ngôn được thể hiện trong hình ảnh trên.
Trả lời:
Kể lại nội dung câu chuyện “Thầy bói xem voi”
Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói nói chuyện với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem.
Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau
Thầy sờ vòi bảo: “Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa”.
Thầy sờ ngà bảo: “Không phải! Nó dài dài như cái đòn càn”
Thầy sờ tai bảo: “Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc”
Thầy sờ chân cãi: “Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình”
Thầy sờ đuôi lại nói: “Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn”.
Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát.
Luyện tập 3 trang 26 GDCD 9: Em hãy quan sát hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu
Em hãy tìm các biểu hiện thể hiện sự thiếu khách quan trong câu chuyện đó và rút ra bài học cho bản thân.
Trả lời:
- Biểu hiện của sự thiếu khách quan trong câu chuyện “thầy bói xem voi” là: mỗi thầy bói đều đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá một cách phiến diện từ suy nghĩ chủ quan của bản thân.
- Bài học rút ra: cần đánh giá các sự kiện, hiện tượng một cách toàn diện, đa chiều.
Vận dụng 1 trang 26 GDCD 9: Em hãy tìm ví dụ về sự khách quan, công bằng ở các lĩnh vực trong đời sống. Từ đó, xác định những việc làm phù hợp của bản thân để góp phần khuyến khích sự khách quan, công bằng.
Trả lời:
- Một số ví dụ thể hiện sự khách quan, công bằng:
+ Ví dụ 1 (lĩnh vực chính trị): Anh H và anh T thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn một huyện vùng cao. Anh H làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện còn anh T thực hiện dự án chăn nuôi theo mô hình nông nghiệp sạch. Trong thời gian giữ chức danh Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, anh H đã đóng góp nhiều ý kiến để nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở địa phương. Cùng thời điểm đó, do có uy tín, anh T được giới thiệu và trúng cử vào Hội đồng nhân dân xã.
+ Ví dụ 2 (lĩnh vực kinh tế): Anh A là người dân tộc Tày, anh B là người dân tộc Nùng; cả hai anh đều cùng sinh sống trên địa bàn của tỉnh H. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh A về quê nhà và được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án phục dựng các trò chơi dân gian của dân tộc mình; anh B được vay vốn ưu đãi để phát triển công ty của gia đình tại thành phố nơi anh đã sinh ra.
+ Ví dụ 3 (lĩnh vực văn hóa - giáo dục): H sinh ra và lớn lên ở một vùng cao hẻo lánh. Học hết Tiểu học, H định nghỉ học vì điểm trường Trung học cơ sở cách rất xa nhà em. Nếu muốn đi học, H phải dậy từ 4 giờ sáng để kịp vào học lúc 7 giờ. Nhưng may mắn, H trúng tuyển vào học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, được hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, H đã thực hiện được mong muốn tiếp tục học tập của mình.
- Để thực hiện khách quan và công bằng, mỗi người cần:
+ Rèn luyện thái độ nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng khách quan, công bằng, tôn trọng, bảo vệ lẽ phải;
+ Không định kiến, thiên vị trong việc đánh giá bản thân và những người xung quanh;
+ Phê phán các biểu hiện thiếu khách quan, công bằng.
Vận dụng 2 trang 26 GDCD 9: Em hãy tìm và chia sẻ các hành vi của bản thân, bạn bè hoặc người thân chưa thể hiện sự khách quan, công bằng và đề xuất những cách khắc phục phù hợp.
Trả lời:
(*) Tham khảo:
STT |
Biểu hiện thiếu khách quan, công bằng |
Cách khắc phục |
1 |
Bình chọn cho một bộ phim vì có thần tượng của mình tham gia diễn xuất. |
- Trước khi bầu chọn, cần nghiên cứu, xem xét kĩ các tiêu chí đánh giá; - Thực hiện đánh giá một cách công tâm, không thiên vị |
2 |
Đồng tình với ý kiến/ đề xuất nào đó vì thấy ý kiến/ đề xuất đó được nhiều người ủng hộ |
- Đưa ra quan điểm riêng (không phụ thuộc vào ý kiến của đa số) khi nhìn nhận, đánh giá các sự vật, hiện tượng. |
… |
…………… |
…………… |
Lời giải GDCD 9 Bài 4: Khách quan và công bằng hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập GDCD 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST