Trắc nghiệm GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 8 (có đáp án): Tiêu dùng thông minh
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 8: Tiêu dùng thông minh sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 9.
Trắc nghiệm GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 8 (có đáp án): Tiêu dùng thông minh
Câu 1. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?
A. Những nhà giàu thì không cần lao động, chỉ cần hưởng thụ.
B. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí.
C. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta có thêm một khoản tiền tiết kiệm.
D. Muốn tăng thu nhập, học sinh nên nghỉ học, đi làm kiếm tiền.
Câu 2. Trường hợp nào sau đây biểu hiện của chi tiêu tiền hợp lí?
A. Chị C mua váy áo thường xuyên mặc dù không cần thiết.
B. Bạn A tiết kiệm tiền bằng cách nuôi lợn đất mỗi ngày.
C. Anh T dùng tất cả số tiền mình có để chơi lô đề.
D. Chị N thường xuyên vay tiền của bạn để đi mua sắm.
Câu 3. Hành động nào dưới đây thể hiện việc quản lí tiền có hiệu quả?
A. bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình.
B. không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học.
C. Mua những thứ không phù hợp với khả năng chi trả.
D. Vay tiền khi thực sự cần và trả đúng hẹn.
Câu 4. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (....) trong khái niệm sau đây: “.......... là mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm, biết lựa chọn sản phẩm có chất lượng và phù hợp với đặc điểm của cá nhân”.
A. Tiêu dùng thông minh.
B. Quản lí tiền hiệu quả.
C. Lập kế hoạch chi tiêu.
D. Tiết kiệm tiền hiệu quả.
Câu 5. N vui mừng khoe với các bạn rằng mình vừa được thưởng 200.000 đồng vì thành tích học tập và tích cực phụ giúp mẹ ở xưởng may tuần vừa rồi. Thấy vậy, các bạn muốn N mua kem khao cả nhóm. N lúng túng vì muốn dùng tiền để mua quà tặng bà ngoại và truyện tranh cho em gái.
Nếu là N, em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Đồng ý, vì không khao các bạn sẽ mang tiếng là keo kiệt.
B. Không đồng ý, nói kế hoạch với các bạn và hẹn mời các bạn vào dịp khác.
C. Đồng ý, để lần sau sẽ mua quà tặng bà ngoại và truyện tranh cho em gái.
D. Không đồng ý, ngó lơ lời đề nghị đó và cũng không giải thích gì cho các bạn hiểu.
Câu 6. Nhân vật nào dưới đây có thói quen chi tiêu không hợp lí?
A. Bạn T luôn xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.
B. Anh K chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.
C. Chị X luôn chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp.
D. Trước khi đi mua sắm, bạn M thường liệt kê đồ cần mua.
Câu 7. Bạn học sinh nào trong tình huống sau đây chưa biết cách chi tiêu hợp lí?
Tình huống. Hễ có tiền là K tiêu hết luôn. Khi thấy bạn bè có món đồ nào trông lạ mắt, K lại xin tiền bố mẹ để mua bằng được. Thấy K nhiều lần mua đồ chơi chỉ một lần là chán, có nhiều thứ chưa dùng đến, bạn C và T khuyên K không nên lãng phí như vậy, nhưng K không nghe.
A. Cả ba bạn C, T và K.
B. Hai bạn C và T.
C. Bạn C.
D. Bạn K.
Câu 8. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?
A. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.
B. Ăn chắc, mặc bền.
C. Vung tay quá trán.
D. Của ít lòng nhiều.
Câu 9. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Thu nhập của anh P tương đối cao, nhưng tháng nào cũng thiếu trước hụt sau. Trong tháng, anh thường chi tiêu không kiểm soát, lúc thì mua giày thể thao hàng hiệu, lúc thì đến các nhà hàng, quán café sang trọng để check in, chụp ảnh rồi đăng lên Facebook,… Tới cuối tháng, anh ăn mì tôm cho qua bữa hoặc phải vay thêm tiền của bạn bè, người thân.
Câu hỏi: Nếu là em trai của anh P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.
B. Mặc kệ, vì anh P có toàn quyền sử dụng số tiền anh ấy làm ra.
C. Khuyên anh P cứ thoải mái, vì “đời có mấy tý, vui được mấy khi”.
D. Khuyên anh P cần tiết kiệm, chỉ chi tiêu vào những việc cần thiết.
Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc tiêu dùng thông minh?
A. Giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm có chất lượng.
B. Giúp mỗi người tiết kiệm được tiền bạc và thời gian.
C. Là cách duy nhất giúp chúng ta có cảu cải dư thừa.
D. Giúp người tiêu dùng thực hiện được kế hoạch chi tiêu.
Câu 11. Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây khuyên con người cần tiết kiệm?
A. Đánh bạc quen tay, ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm.
B. Ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy/ Ăn cơm với cáy thì ngáy o o.
C. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/ Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai.
D. Người giàu tham việc, thất nghiệp tham ăn.
Câu 12. Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu?
Tình huống. Trong dịp Tết, bạn N nhận được 2.000.000 đồng tiền mừng tuổi. Bạn lên kế hoạch chi tiêu từ khoản tiền này như: mua quà sinh nhật tặng bố, mẹ; mua bộ sách học tiếng Anh,,... Chiều chủ nhật, N cùng K và H đến khu vui chơi, biết N có tiền, K và H ngỏ ý muốn N dùng 600.000 đồng mua vé cho cả nhóm tham gia nhiều trò chơi rất hấp dẫn. Tuy nhiên, N đã từ chối và giải thích rõ với các bạn về kế hoạch sử dụng tiền của mình.
A. Bạn K.
B. Bạn H.
C. Bạn N.
D. Hai bạn K và H.
Câu 13. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu?
Tình huống. M có thói quen ghi chép lại các khoản chi tiêu của mình để đảm bảo cân đối thu – chi, tránh tình trạng chưa hết tháng đã tiêu hết tiền. Thấy vậy, K (bạn thân của M) nói với M rằng: “Cậu đừng tốn công vô ích nữa, mình có tiền, thích mua gì thì cứ mua thôi, ghi chép lại làm gì cho mệt”.
A. Không có bạn học sinh nào.
B. Cả hai bạn M và K.
C. Bạn K.
D. Bạn M.
Câu 14. Sắp tới ngày sinh nhật của bố, bạn A muốn mua một món quà tặng bố, nhưng số tiền tiết kiệm của A chỉ có 150.000 đồng. Nếu là A, trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Trộm tiền của mẹ để có thêm tiền mua quà tặng bố.
B. Tự tay làm một món quà nhỏ (thiệp, bánh,…) tặng bố.
C. Ngó lơ, coi như mình không biết ngày sinh nhật của bố.
D. Vay thêm tiền của các bạn để mua quà đắt tiền tặng bố.
Câu 15. Thói quen chi tiêu nào dưới đây không hợp lí?
A. Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.
B. Chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.
C. Chỉ chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp.
D. Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 9 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 4: Khách quan và công bằng
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 7: Thích ứng với thay đổi
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập GDCD 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST