Giải GDCD 9 trang 33 Kết nối tri thức

Với lời giải GDCD 9 trang 33 trong Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD 9 trang 33.

Giải GDCD 9 trang 33 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Luyện tập 2 trang 33 GDCD 9: Em hãy đọc câu danh ngôn dưới đây và viết bài thuyết trình về sự cần thiết của việc quản lí thời gian hiệu quả.

Thời gian là cuộc sống, vì thế ai lãng phí thời gian là lãng phí chính cuộc đời của họ; ai làm chủ được thời gian thì làm chủ được cuộc sống.

(Alan Lakein)

Trả lời:

(*) Bài thuyết trình tham khảo

Có phải lúc nào bạn cũng thấy thiếu thời gian để hoàn tất mọi công việc trong ngày? Có bao giờ bạn cảm thấy một ngày 24h là quá ngắn? Khi đi học, học sinh phải học cùng lúc rất nhiều môn, mỗi môn đều có bài tập nhóm, bài thuyết trình, bài tập về nhà, bài kiểm tra,… nếu không biết sắp xếp thời gian và mức độ ưu tiên hợp lí cho từng môn học thì sẽ rất dễ bị quá tải, học trước quên sau. Chính vì thế, kỹ năng quản lý thời gian là kỹ năng vô cùng quan trọng trong học tập và công việc, đặc biệt đối với những cô cậu học sinh cuối cấp như chúng mình.

Quảng cáo

1-Kĩ năng quản lí thời gian là gì?

Kĩ năng quản lí thời gian là kĩ năng lập thời gian biểu hợp lí và khoa học để hoàn thành tốt các công việc cần làm, nhằm sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của bản thân. 

2-Tại sao quản lí thời gian lại quan trọng đối với học sinh?

Kĩ năng quản lí thời gian tốt giúp học sinh sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc để có thể hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Học sinh có thể lập kế hoạch trước, dành thời gian cần thiết cho các dự án và bài tập, đồng thời tận dụng thời gian đó tốt hơn. Quản lí thời gian tốt cho phép học sinh trở nên ngăn nắp, tự tin và học tập hiệu quả hơn. Nó giúp học sinh tránh được vấn đề đáng sợ về sự trì hoãn, vốn có thể là một con dốc trơn trượt dẫn đến căng thẳng, thất vọng và bị điểm kém.

3-Làm thế nào để rèn luyện kĩ năng quản lí thời gian?

Sau đây là một vài “bí kíp” có thể giúp chúng ta quản lí thời gian và sắp xếp cuộc sống hợp lí hơn:

Bước 1-Xác định mục tiêu công việc

+ Lập danh sách các công việc, cần làm: liệt kê tất cả những công việc phải làm theo ngày, tuần, tháng, ...

Quảng cáo

+ Xác định mức độ ưu tiên công việc theo: mức độ quan trọng/không quan trọng, gấp gáp/không gấp gáp và sắp xếp theo thứ tự. Ví dụ: công việc A số 1, công việc B số 2, ...

+ Xác định thời hạn hoàn thành công việc: ghi rõ ngày, giờ cụ thể phải hoàn thành của từng công việc. Ví dụ: 30 phút/ công việc A, 60 phút/công việc B, ...

Bước 2-Lập kế hoạch

+ Lựa chọn cách thức hoàn thành công việc phù hợp với đặc điểm bản thân: lưu ý đến thời điểm, thói quen làm việc hiệu quả nhất của bản thân để lựa chọn cách thức hiệu quả nhất.

+ Phân bổ thời gian cụ thể cho từng công việc. Ví dụ: việc A từ 15 - 15 giờ 30; việc B từ 19 - 20 giờ ;...

+ Điều chỉnh kế hoạch: trong quá trình thực hiện nếu thấy không hợp lí có thể điều chỉnh để đạt được hiệu quả hơn.

Bước 3-Thực hiện kế hoạch: tuân thủ kế hoạch đã lập và đảm bảo tính kỉ luật

+ Không trì hoãn: thực hiện ngay công việc, quyết tâm hết sức thực hiện kế hoạch.

+ Không ôm đồm: không nên làm quá nhiều việc cùng lúc, ...

Quảng cáo

+ Sử dụng các công cụ, kĩ thuật hỗ trợ để quản lí thời gian: giấy nhắc việc, đồng hồ bấm giờ, các ứng dụng trên điện thoại thông minh, ...

+ Loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng: không gian làm việc cần yên tĩnh, gọn gàng; tắt các thiết bị hoặc các ứng dụng không phục vụ cho công việc đang làm, ...

Kết luận: Nắm giữ thời gian trong tầm tay giúp bạn thành công trong việc chinh phục kiến thức. Bạn hãy dành thời gian để lập ra một kế hoạch học tập tốt nhất và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó của mình, điều chỉnh một cách phù hợp. Chúc bạn đạt kết quả cao nhất trong học tập và thực hiện được ước mơ của mình!

Luyện tập 3 trang 33 GDCD 9: Em hãy nhận xét cách quản lí thời gian của các bạn dưới đây và tư vấn giúp các bạn cách làm hiệu quả hơn.

a) Ngoài việc học tập chăm chỉ để đạt danh hiệu Học sinh Giỏi, N còn đăng kí tham gia câu lạc bộ cầu lông, nấu ăn, hoạt động cộng đồng và cũng muốn tìm hiểu về chương trình hướng nghiệp. Tham gia nhiều hoạt động nên N thường bị quá tải và không biết phải làm thế nào để hoàn thành được hết các công việc.

b) M có thói quen làm việc ngẫu hứng, gặp việc gì làm việc đó nên thường không hoàn thành bài tập trên lớp đúng hạn.

Trả lời:

♦ Trường hợp a)

- Nhận xét: N có một kế hoạch công việc rất đa dạng với việc tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau, từ học tập đến các hoạt động ngoại khóa và hoạt động cộng đồng. Tuy nhiên, N chưa biết cách quản lí thời gian hiệu quả, do đó, N thường bị quá tải và không thể hoàn thành được tất cả công việc.

- Tư vấn: Để quản lí thời gian hiệu quả hơn, N nên thực hiện các bước sau:

+ Bước 1. Xác định mục tiêu các công việc cụ thể:

▪ Trước mỗi ngày và mỗi tuần, bạn N nên lập kế hoạch công việc cụ thể cần thực hiện. Ghi chú các bài tập, bài học, hoạt động ngoại khóa và thời gian tự do. Điều này sẽ giúp các bạn nhìn thấy rõ ràng những công việc cần hoàn thành.

▪ Xác định công việc quan trọng nhất cần hoàn thành và ưu tiên thời gian cho chúng. Tránh để những hoạt động như xem ti vi, đọc báo,… hay tham gia các hoạt động không cần thiết ảnh hưởng đến việc hoàn thành các công việc quan trọng.

+ Bước 2. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc một cách phù hợp, khoa học hơn

▪ N nên chia thời gian một cách cân đối giữa học tập, hoạt động ngoại khóa và thời gian giải trí. Đảm bảo rằng bạn N có đủ thời gian để thực hiện mọi công việc mà không cảm thấy quá cứng nhắc và lưu ý rằng: kế hoạch công việc này có thể điều chỉnh (nếu thấy cần thiết).

▪ Lựa chọn biện pháp hoàn thành công việc một cách phù hợp.

+ Bước 3. Thực hiện kế hoạch đề ra:

▪ Bạn N hãy thiết lập một không gian học tập hiệu quả, yên tĩnh và tránh các yếu tố gây xao nhãng như ti vi hoặc điện thoại di động,…

Đảm bảo tính kỉ luật và quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đặt ra.

♦ Trường hợp b)

- Nhận xét: Bạn M chưa biết cách quản lí thời gian hiệu quả. Thói quen làm việc ngẫu hứng khiến cho M không hoàn thành các công việc được giao một cách đúng hạn.

- Tư vấn: Để quản lí thời gian hiệu quả hơn, M nên:

+ Lập kế hoạch hàng ngày hoặc hàng tuần với danh sách công việc cần hoàn thành.

+ Xác định thời gian cụ thể cho mỗi công việc và cam kết tuân thủ lịch trình.

+ Sử dụng các công cụ hỗ trợ quản lý thời gian như lịch, ứng dụng quản lý thời gian để hỗ trợ việc tổ chức công việc.

+ Hãy tập trung vào việc hoàn thành từng công việc một trước khi chuyển sang công việc tiếp theo.

Luyện tập 4 trang 33 GDCD 9: Em hãy liệt kê những kĩ năng quản lí thời gian và tự đánh giá xem mình đã thực hiện được những kĩ năng nào, cần thay đổi điều gì theo bảng gợi ý dưới đây:

Kĩ năng quản lí thời gian

Đã làm được

Chưa làm được

Kế hoạch thay đổi

Xác định mục tiêu công việc cần làm

Trả lời:

Kĩ năng quản lí thời gian

Đã làm được

Chưa làm được

Kế hoạch thay đổi

Xác định mục tiêu công việc cần làm

- Xác định thời hạn của mỗi công việc.

- Đánh giá được mức độ ưu tiên của các công việc

- Đôi khi rơi vào tình trạng “ôm đồm”, thực hiện quá nhiều việc cùng một lúc.

- Nghiên cứu kĩ ma trận quản lí thời gian theo phương pháp Eisenhowwer.

Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc

- Phân bổ thời gian hợp lí cho các công việc trong một khoảng thời gian nhất định.

- Lựa chọn biện pháp hoàn thành công việc phù hợp với bản thân.

- Cứng nhắc trong việc thực hiện kế hoạch; thiếu linh hoạt trong việc xử lí các công việc phát sinh

- Sắp xếp công việc linh hoạt, tiết kiệm thời gian.

- Thường xuyên đánh giá kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch khi có việc đột xuất hoặc vấn đề sức khỏe.

Thực hiện kế hoạch đã đề ra

- Còn mất tập trung, sao nhãng do sử dụng các thiết bị điện tử để giải trí.

- Khi không nhất thiết phải dùng các thiết bị điện tử, thì cất gọn hoặc để các thiết bị đó xa tầm mắt/ tầm với, xa không gian làm việc/ học tập.

- Quy định cụ thể: trong một ngày chỉ dành một khoảng thời gian nhất định (vào một khung giờ nhất định) để giải trí bằng các thiết bị điện tử.

Vận dụng trang 33 GDCD 9: Em hãy sử dụng một cuốn sổ để ghi chép và thực hiện bảng kế hoạch quản lí thời gian đã làm ở phần Khám phá. Sau mỗi tuần, hãy đánh giá và rút kinh nghiệm để hoàn thiện trong những tuần tiếp theo và chia sẻ kết quả với các bạn trong lớp.

Trả lời:

(*) Lưu ý: Học sinh tự thực hiện kế hoạch và báo cáo trước lớp.

Lời giải GDCD 9 Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập GDCD 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên