Giải GDCD 9 trang 50 Kết nối tri thức

Với lời giải GDCD 9 trang 50 trong Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD 9 trang 50.

Giải GDCD 9 trang 50 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Khám phá trang 50 GDCD 9: Em hãy nêu các quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh của công dân. Công dân có trách nhiệm gì khi thực hiện quyền tự do kinh doanh?

Trả lời:

- Quyền:

+ Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm;

+ Lựa chọn hình thức, quy mô kinh doanh;

+ Quyền tự chủ kinh doanh (vốn, thị trường, khách hàng, lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, ... ).

- Nghĩa vụ:

+ Tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh;

+ Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp và người tiêu dùng;

+ Tuân thủ các quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường, an sinh xã hội.

Quảng cáo

Khám phá trang 50 GDCD 9: Theo em, trong các trường hợp 1 và 2, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh? Các hành vi vi phạm đó có thể dẫn đến những hậu quả gì? Vì sao?

Nội dung. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Điều 33 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Điều này có nghĩa là

Mọi người có quyền tự do lựa chọn những ngành nghề kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Mọi người có quyền tự do lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu, điều kiện, khả năng của bản thân; tự do lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Mọi người có quyền lựa chọn quy mô kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

Quảng cáo

Khi thực hiện quyền tự do kinh doanh, người dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về kinh doanh; tôn trọng và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và người lao động trong các cơ sở kinh doanh; chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an sinh xã hội...

Trường hợp 1. Anh T (29 tuổi) có ý định buôn bán các loại thực phẩm chức năng và thuốc tân dược giả để kiếm lời. Thông qua mạng xã hội, anh T đặt ông A sản xuất 2.500 hộp nhựa không nhãn mác, mỗi hộp chứa 60 viên nang thảo dược và đặt anh H sản xuất một lượng lớn vỏ hộp giấy, nhãn mác, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc,... sao chép từ sản phẩm của các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. Sau đó, anh T cùng vợ dán các loại tem, nhãn lên hộp nhựa chứa các viên nang rồi đóng hộp, dán tem chống hàng giả lên nắp hộp và dùng nhiều kênh bán hàng để bán ra thị trường.

Quảng cáo

Trường hợp 2. Nhận thấy lợi nhuận từ việc mua bán pháo nổ nên anh B (25 tuổi) và anh C (31 tuổi) đã bàn nhau mua nguyên liệu, phương tiện về sản xuất pháo hoa nổ tại nhà rồi bán kiếm lời. Hai người đặt mua nguyên liệu, phương tiện trên mạng, sau đó liên tục thử nghiệm đến khi thành công thì sản xuất hàng loạt rồi tìm cách bán ra ngoài thị trường. Chỉ trong vòng 3 tháng, anh B và anh C đã sản xuất được hơn 1 tấn pháo nổ thành phẩm mang bán và thu về một khoản tiền lớn.

Trả lời:

- Trường hợp 1.

+ Anh T đã có hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh, khi anh đã thực hiện việc buôn bán thuốc tân dược giả.

+ Hậu quả: anh T có thể bị xử lí hình sự vì hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là một tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với mức phạt tù cao nhất là 15 năm tù; mặt khác, hành vi của anh T cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng.

- Trường hợp 2.

+ Anh B và anh C có hành vi sản xuất, buôn bán các mặt hàng nhà nước cấm kinh doanh (cụ thể là mặt hàng pháo nổ).

+ Hậu quả: anh B và anh C có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất lên đến 15 năm tù (Điều 191 – Bộ luật Hình sự 2015); mặt khác, hành vi của anh B và C cũng gây nguy hiểm đến tính mạng của mọi người xung quanh.

Lời giải GDCD 9 Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập GDCD 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên