Lý thuyết GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 9 Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 9.

Lý thuyết GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Quảng cáo

1. Vi phạm pháp luật

- Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

- Phân loại: Vi phạm pháp luật được chia làm bốn loại:

+ Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được coi là tội phạm, được quy định trong Bộ luật Hình sự.

+ Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc quản lí hành chính nhà nước có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm.

+ Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước, ... do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ.

+ Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thân.

Lý thuyết GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Chở quá số người quy định khi tham gia giao thông (vi phạm hành chính)

2. Trách nhiệm pháp lí

Quảng cáo

a) Khái niệm: Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các chủ thể phải gánh chịu hậu quả bất lợi do Nhà nước quy định từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

b) Đặc điểm của trách nhiệm pháp lí:

- Là loại trách nhiệm do pháp luật quy định.

- Chỉ phát sinh khi có chủ thể vi phạm pháp luật.

- Do cá nhân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

- Gắn với các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, có giá trị pháp lí bắt buộc thực hiện đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.

- Là hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

c) Phân loại trách nhiệm pháp lí

- Trách nhiệm hình sự

+ Được quy định trong Bộ luật Hình sự.

+ Phát sinh khi có chủ thể có hành vi vi phạm hình sự.

+ Do Toà án áp dụng đối với chủ thể vi phạm hình sự.

+ Tước bỏ quyền, lợi ích của chủ thể vi phạm hình sự.

+ Gắn với các biện pháp cưỡng chế như: phạt tiền, phạt tù, tử hình,...

Quảng cáo

Lý thuyết GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Trách nhiệm hình sự (minh họa)

- Trách nhiệm dân sự:

+ Được quy định trong Bộ luật Dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

+ Phát sinh khi chủ thể có hành vi vi phạm dân sự.

+ Do Toà án hoặc chủ thể có thẩm quyền áp dụng đối với chủ thể vi phạm dân sự.

+ Buộc chủ thể vi phạm dân sự gánh chịu thiệt hại về tài sản, nhân thân,... để khôi phục tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.

+ Gắn với các biện pháp cưỡng chế như: buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc bồi thường thiệt hại; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự,...

- Trách nhiệm hành chính:

+ Được quy định trong Luật Xử lí vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

+ Phát sinh khi chủ thể có hành vi vi phạm hành chính.

+ Do các chủ thể và cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với chủ thể vi phạm hành chính.

+ Buộc chủ thể vi phạm hành chính phải gánh chịu thiệt hại về tài sản, công việc,...

+ Gắn liền với các biện pháp cưỡng chế như: phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm,...

- Trách nhiệm kỉ luật:

+ Được quy định trong Bộ luật Lao động; Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức;...

+ Phát sinh khi chủ thể có hành vi vi phạm kỉ luật.

+ Do người đứng đầu cơ quan, tổ chức áp dụng đối với chủ thể vi phạm kỉ luật.

Quảng cáo

+ Buộc chủ thể vi phạm kỉ luật phải gánh chịu thiệt hại về danh dự, uy tín, công việc, thu nhập,...

+ Gắn liền với các biện pháp cưỡng chế như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc,...

d) Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí:

- Thể hiện tính tôn nghiêm của pháp luật.

- Là sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.

- Giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng pháp luật, tuân theo quy định của pháp luật và các quy tắc của cuộc sống; nâng cao ý thức phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

- Củng cố lòng tin của người dân vào pháp luật.

- Góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội.

3. Trách nhiệm của công dân

- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.

Lý thuyết GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 9 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập GDCD 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên