Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Kết nối tri thức Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDQP 10.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

I. Phòng, tránh bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao

Quảng cáo

1. Tác hại

-Bom: Một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, chất cháy, chất độc hoá học, vi trùng, hạt nhân, mảnh của vỏ bom, nhằm sát thương người, phá hoại làng mạc, phá huỷ phương tiện, binh khí kĩ thuật, phá hoại các công trình nhà máy, hầm mỏ, cầu đường, bến cảng,...) của đối phương.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Bom CBU-55 (phải) nhìn như những quả bom thông thường khác nhưng lại

sức hủy diệt khủng khiếp đối với con người

- Mìn: Một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, mảnh vỡ của vỏ mìn, chất cháy, chất độc hoá học và được bố trí sẵn nhằm phá hoại, sát thương đối tượng hoặc gây cản trở trong phạm vi tác dụng như: nhiễm độc, nhiễm xạ, hạn chế tầm nhìn,..

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Mìn TM-46 chống tăng của Nga.

Quảng cáo


- Đạn: Vật thể mang phần tử sát thương hoặc công dụng đặc biệt, nạp vào hoả khi hay đặt lên thiết bị phòng để bắn (phóng đến mục tiêu. Đạn được sử dụng để tiêu diệt sinh lực hoặc phá huỷ các phương tiện kĩ thuật của đối phương.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ


Một khẩu súng tiểu liên AK và các viên đạn dùng cho loại súng này

- Vũ khí hoá học: Một loại vũ khí huỷ diệt lớn, mà tác dụng sát thương trên cơ sở sử dụng độc tính của các chất độc quân sự để gây độc đối với người, sinh vật và phá huỷ môi trường sinh thái.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

VX là một trong những loại vũ khí hóa học phổ biến nhất

Quảng cáo

- Vũ khí sinh học: Một loại vũ khí huỷ diệt lớn, mà tác dụng sát thương dựa trên cơ sở sử dụng các loại vi sinh vật khác nhau để gây bệnh cho người cũng như động vật, cây cối, hoa màu.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Binh sĩ đeo mặt nạ phòng vũ khí sinh học trên chiến trường

-Vũ khí công nghệ cao hay còn gọi là vũ khí thông minh", vũ khí tinh khôn", loại vũ khí có độ chính xác cao, uy lực lớn, tầm hoạt động xa, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết,...

2. Một số biện pháp phòng, tránh

- Phòng, tránh bom:

+ Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động cho mọi người

+ Ngụy trang, nghi binh lừa địch;

+ Làm hầm trú ẩn

+ Sơ tán, huy động toàn dân tham gia đánh trả máy bay ném bom;

+ Khắc phục hậu quả sau đánh bom (cứ thương, cứu sập, cứu hỏa)

- Phòng tránh mìn:

+ Không đến gần nơi bố trí mìn hoặc nghi ngờ có mìn

Quảng cáo

+ Không đốt lửa trên vùng đất có nhiều mìn;

+ Không cưa, đục, tháo gỡ mìn;

+ Khi phát hiện mìn nhanh chống báo cho Cơ quan chức năng biết để xử lý

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

- Phòng, tránh đạn: Triệt để lợi dụng địa hình, địa vật và hệ thống công sự, trận địa.

- Đề phòng, tránh vũ khí sinh học:

+ Sử dụng các khí tài phòng độc

+ Vệ sinh phòng dịch bệnh.

II. Phòng chống thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

1. Phòng, chống thiên tai

- Rủi ro thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội. Phòng, chống thiên tai là quá trình mang tỉnh hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

- Các loại thiên tai thường gặp ở Việt Nam: Bão, lũ, sạt lở đất hoặc đá, hạn hán, xâm nhập mặn, lốc, dông, sét, mưa đá.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

-Thiên tai gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản, vật nuôi, cây trồng và phát sinh dịch bệnh.

- Chúng ta phải nhận biết các loại thiên tai để chủ động phòng tránh và khắc phục hậu quả tích cực cùng gia đình, xã hội thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai tại địa phương.

2. Phòng, chống dịch bệnh

- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

- Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Bại liệt, bạch hầu, Covid-19, tả, đậu mùa, sốt xuất huyết do vi rút Ebola, than, thủy đậu,...

- Đề phòng dịch bệnh cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục; thực hiện tốt Công tác vệ sinh; giám sát chặt chẽ tác nhân gây bệnh; thực hiện theo sự hướng dẫn của chính quyền và ngành Y tế.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Phân biệt biểu hiện khi mắc Covid-19 và sốt xuất huyết

3. Phòng, chống cháy nổ

- Nguyên nhân dẫn đến cháy nổ có thể do chủ quan (con người), khách quan (thiên tại, tự cháy), làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, Cơ quan, tổ chức, cá nhân, ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

- Cách xử lý:

+ Bình tĩnh xác định điểm cháy và cách xử lý báo động gấp cho mọi người biết

+ Ngắt điện khu vực bị cháy

+ Gọi 114 đề báo cháy

+ Dùng bình chữa cháy, cát, nước đề dập tắt lửa;

+ Cứu người bị nạn;

+ Di chuyển hàng hoá, tài sản.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

- Mỗi công dân phải tích cực đề phòng không để cháy nổ xảy ra, luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, triệt để tuân theo các quy định về phòng cháy, chuẩn bị sẵn sàng đề khi cần có thể chữa cháy kịp thời và hiệu quả.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục quốc phòng lớp 10 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên