Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 Cánh diều Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân
Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDQP 11.
Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân
I. Một số vấn đề chung về phòng không nhân dân
1. Một số khái niệm
a) Phòng không nhân dân
- Phòng không nhân dân là tổng thể các hoạt động và biện pháp phòng không để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm bớt thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo tồn tiềm lực chiến tranh.
b) Thế trận phòng không nhân dân
- Thế trận phòng không nhân dân là tổng thể các yếu tố, các lợi thế về địa hình, lực lượng, bố trí trang thiết bị phòng không để tiến hành các hoạt động tác chiến phòng không, phù hợp với kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ.
c) Địa bàn phòng không nhân dân
- Địa bàn phòng không nhân dân là các huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc những vị trí trọng yếu nằm trong hệ thống phòng thủ của cấp tỉnh và quân khu.
2. Vị trí, chức năng và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của phòng không nhân dân
a) Vị trí, chức năng
- Vị trí: phòng không nhân dân là một nội dung quan trọng của công tác quốc phòng, quân sự, được xây dựng, hoạt động trong khu vực phòng thủ, là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân trên mặt trận đối không.
- Chức năng:
+ Thực hiện phòng, tránh, đánh địch và khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch;
+ Bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
b) Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
- Tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, được tổ chức điều hành tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo sự chỉ huy và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
- Tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân do hệ thống chính trị, toàn dân và lực lượng vũ trang thực hiện, trong đó Bộ đội địa phương và Dân quân tự vệ làm nòng cốt.
- Công tác phòng không nhân dân được chuẩn bị từ thời bình và triển khai thực hiện khi có biểu hiện, hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch.
3. Tổ chức lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân
- Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân gồm:
+ Lực lượng trinh sát, quan sát phát hiện, thông báo, báo động phòng không;
+ Lực lượng nguy trang, sơ tán, phòng tránh;
+ Lực lượng đánh địch xâm nhập, tiến công đường không;
+ Lực lượng phục vụ chiến đấu, bảo đảm phòng không nhân dân;
+ Lực lượng khắc phục hậu quả, cứu hoả, cứu thương, cứu sập.
- Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân được tổ chức thành các tổ (đội) từ lực lượng của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang địa phương và toàn dân tham gia.
4. Mục tiêu, thủ đoạn tiến công đường không của dịch
a) Mục tiêu
- Khi tiến công đường không vào lãnh thổ Việt Nam, địch tập trung vào các mục tiêu chính sau:
+ Trụ sở các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ;
+ Các sở chỉ huy tác chiến chiến lược, chiến dịch;
+ Các đài phát thanh, truyền hình;
+ Các khu công nghiệp quốc phòng và công nghiệp lớn, các nhà máy;
+ Các đầu mối giao thông, sân bay, bến cảng, kho tàng, cơ sở hậu cần, kĩ thuật;
+ Lực lượng phòng không, không quân, hải quân, các khu vực tập trung quân và vũ khí trang bị của ta.
b) Thủ đoạn
- Tăng cường hoạt động tình báo, trinh sát, nắm chắc các mục tiêu định tiến công;
- Bí mật, bất ngờ thời điểm tiến công.
- Tiến công từ nhiều hướng, từ xa, tiến hành đánh phá đồng loạt, liên tục, ác liệt cả ngày đêm;
- Giành và giữ quyền làm chủ trên không, trên biển;
- Tiêu diệt, phá huỷ tiềm lực quốc phòng của ta;
- Phối hợp với chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lí và các hoạt động khác.
II. Hoạt động phòng không nhân dân
1. Hoạt động phòng không nhân dân thời bình
a) Thành lập Ban Chỉ đạo và xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân
- Thành lập Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân ở 4 cấp:
+ Trung ương;
+ Quân khu;
+ Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
+ Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện)
- Xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân ở cấp quân khu, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
b) Xây dựng công trình phòng không nhân dân
- Xây dựng hệ thống đài quan sát phòng không và hệ thống thông báo, báo động như đài phát thanh, cỏi điện, kẻng, trống, loa,... ở trường học, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, nhà ga, bến xe, các trục đường bộ,... để phát hiện địch tử sớm, từ xa và thông báo, báo động kịp thời.
- Xây dựng công trình phòng tránh, trú ẩn dành cho cá nhân (hầm, hảo, công sự,...) tại nhà ở, nơi làm việc, nơi công cộng, trên đường bộ,... công trình phòng tránh tập thể; công trình cất giấu tài sản. Cần có sơ đồ hệ thống công trình để thuận lợi khi cứu hộ, cứu nạn.
- Xây dựng khu vực sơ tán, phân tán, phòng tránh lực lượng, phương tiện ở từng cấp
- Xây dựng công trình ngụy trang, nghi binh.
- Xây dựng hệ thống trận địa phòng tránh, đánh địch tiến công hoả lực đường không (gồm trận địa chính thức và trận địa dự bị).
c) Tổ chức huấn luyện, diễn tập phòng không nhân dân
- Tổ chức huấn luyện các tổ (đội) chuyên môn phòng không nhân dân về kiến thức phổ thông, chuyên môn nghiệp vụ phòng không nhân dân, huấn luyện lực lượng phòng không nhân dân đánh địch tiến công đường không.
- Tổ chức diễn tập phòng không nhân dân hoặc diễn tập phòng không nhân dân kết hợp với diễn tập khu vực phòng thủ của các địa phương. Nội dung diễn tập gồm:
+ Diễn tập chỉ huy - tham mưu các cấp;
+ Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động phòng không.
+ Tổ chức nguy trang, sơ tán, phân tán, phòng tránh;
+ Tổ chức đánh địch tiến công đường không;
+ Tổ chức khắc phục hậu quả.
d) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng không nhân dân
- Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp phối hợp với cơ quan chức năng của cấp mình tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hiểu biết về phòng không nhân dân cho các tầng lớp nhân dân.
- Nội dung tuyên truyền:
+ Vị trí, chức năng, nguyên tắc tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân;
+ Hoạt động phòng không nhân dân thời bình và thời chiến;
+ Hệ thống thông báo, báo động, công trình phòng tránh, nguy trang, nghỉ binh, khu vực sơ tán, phân tán,... khi địch tiến công đường không;
+ Phương án cứu hộ, cứu nạn, cứu thương và khắc phục hậu quả, thiệt hại sau khi địch tiến công đường không,....
2. Hoạt động phòng không nhân dân thời chiến
a) Tổ chức trinh sát, quan sát và thông báo, báo động
- Triển khai hệ thống quan sát, trinh sát nắm tình hình địch và diễn biến các trận tiến công đường không của địch, thông báo, báo động kịp thời.
b) Tổ chức sơ tán, phân tán
- Sơ tán, phân tán đến khi tình hình ổn định: Áp dụng đối với trẻ em, người già yếu, phụ nữ mang thai ở vùng trọng điểm phòng không.
- Sơ tán, phân tán trong tỉnh huống khẩn cấp:
+ Áp dụng đối với các khu vực có nguy cơ địch tập trung đánh phá.
+ Người, phương tiện của các nhà máy, doanh nghiệp phải sơ tán vẫn tiếp tục sản xuất để bảo đảm nhu cầu quốc phòng và nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
- Sơ tán, phân tán tại chỗ: Áp dụng đối với lực lượng bám trụ ở những địa bàn trọng điểm về phòng không nhân dân để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đánh trả và khắc phục thiệt hại, hậu quả sau khi địch tiến công đường không.
c) Tổ chức đánh địch tiến công đường không
- Tổ chức các đơn vị súng máy phòng không của Bộ đội địa phương và Dân quân tự vệ kết hợp với các tổ bắn máy bay tầm thấp bằng súng bộ binh ở cơ quan, xí nghiệp, làng, xã tạo lưới lửa phòng không dày đặc.
- Vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật, thường xuyên cơ động, tổ chức phục kích, đón lõng, vây bắt giặc lái,... để đánh trả khi địch tiến công đường không.
- Tổ chức lực lượng phục vụ, bảo đảm chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ tiếp đạn, tải thương, đào đắp công sự, trận địa, sửa chữa đường cơ động, giao thông,...
d) Tổ chức khắc phục thiệt hại, hậu quả
- Tổ chức lực lượng cứu sập (gồm lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động) ở cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học....
- Tổ chức lực lượng cứu thương lấy lực lượng y tế làm nòng cốt và chia làm 4 tuyến:
+ Tuyến sơ cứu tại chỗ;
+ Tuyến cấp cứu ban đầu tại trạm xá, bệnh xá;
+ Tuyến bệnh viện cấp huyện;
+ Tuyến bệnh viện cấp tỉnh.
- Tổ chức lực lượng chữa cháy lấy lực lượng phòng cháy, chữa cháy làm nòng cốt kết hợp với dân quân tự vệ và quần chúng ở cơ sở.
- Tổ chức ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất sau khi địch tiến công đường không.
III. Trách nhiệm thực hiện phòng không nhân dân
1. Trách nhiệm của công dân
- Chấp hành các văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo của cơ quan, chính quyền các cấp về phòng không nhân dân.
- Tham gia các tổ (đội) thuộc lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức và các đơn vị liên quan; thực hiện các nhiệm vụ phòng không nhân dân trong thời bình và trong thời chiến theo phân công của cấp trên.
- Tham gia các đợt tuyên truyền, giáo dục về phòng không nhân dân do Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức, các khoá huấn luyện về kiến thức phổ thông, chuyên môn nghiệp vụ phòng không nhân dân, đánh trả địch xâm nhập tiến công đường không; diễn tập phòng không nhân dân, diễn tập khu vực phòng thủ của các địa phương.
- Tham gia các hoạt động thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình có người đang trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ vùng trời của Tổ quốc.
2. Trách nhiệm của học sinh
- Tham gia học tập đầy đủ chương trình, kế hoạch giáo dục ở trường phổ thông trong thời bình và thời chiến, trong đó có môn học giáo dục quốc phòng và an ninh.
- Tham gia xây dựng các công trình phòng không nhân dân như hầm, hào trú ẩn, lớp học.... đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh nhà trường.
- Chấp hành nghiêm quy định để tránh máy bay địch phát hiện như mặc trang phục sẫm màu, đội mũ rơm,...; thực hiện sơ tán, phân tán đến nơi quy định để bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, nhanh chóng về hầm trú ẩn khi địch tiến công hỏa lực đường không để phòng tránh bom, đạn, tên lửa hành trình,...
- Tham gia các hoạt động khắc phục hậu quả, sửa chữa khôi phục công trình phòng không nhân dân tại nhà trường; cứu sập, cứu nạn, cứu hỏa; vận chuyển người bị thương sau mỗi lần địch đánh phá.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục quốc phòng lớp 11 Cánh diều hay khác:
Lý thuyết GDQP 11 Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo
Lý thuyết GDQP 11 Bài 7: Pháp luật về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
Lý thuyết GDQP 11 Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 Cánh diều
- Giải SBT Giáo dục quốc phòng 11 Cánh diều
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều