Giáo dục quốc phòng 12 Bài 7: Lợi dụng địa hình, địa vật

Giáo dục quốc phòng 12 Bài 7: Lợi dụng địa hình, địa vật

Lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng 12 Bài 7: Lợi dụng địa hình, địa vật hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh làm bài tập GDQP 12 dễ dàng hơn.

Câu 1 trang 69 Giáo dục quốc phòng lớp 12: Thế nào là địa hình, địa vật che đỡ ? Cho ví dụ.

Quảng cáo
Thế nào là địa hình, địa vật che đỡ ? Cho ví dụ Thế nào là địa hình, địa vật che đỡ ? Cho ví dụ

Trả lời:

* Khái niệm

- Địa hình, địa vật che khuất: là những vật có thể che được hành động nhưng không chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom...

 Ví dụ: Bụi cây, bụi cỏ rậm, cánh cửa,...

- Địa hình, địa vật che đỡ: là những vật chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom... đồng thời có thể che kín được hành động.

 Ví dụ: mô đất, gốc cây, bờ ruộng, vật kiến trúc kiên cố,...

- Địa hình trống trải: Là những nơi không có vật che khuất, che đỡ.

 Ví dụ: bãi bằng phẳng, đồi trọc, mặt đường,...

Quảng cáo

Câu 2 trang 69 Giáo dục quốc phòng lớp 12: Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa địa hình, địa vật che khuất và địa hình, địa vật che đỡ.

Trả lời:

* Giống nhau: Cả 2 địa hình đều giúp ta ẩn nấp.

* Khác nhau:

- Địa hình che khuất là chỉ giúp ta ẩn nấp cho đối phương không nhìn thấy nhưng không thể tránh đc bom đạn do địch ném vào.

- Địa hình che đỡ là vừa giúp ẩn nấp và tránh được bom đạn do địch ném, bắn tới.

Câu 3 trang 69 Giáo dục quốc phòng lớp 12: Khi lợi dụng địa hình, địa vật cần chú ý gì? Tại sao ?

Trả lời:

Khi lợi dụng một vật cụ thể phải căn cứ vào nhiệm vụ, ý định hành động của mình; tình hình địch; thời tiết; ánh sáng; hình dáng; tính chất; màu sắc của vật lợi dụng để xác định cách lợi dụng cho phù hợp.

Trước khi lợi dụng phải xác định rõ:

- Lợi dụng để làm gì? (quan sát, vận động, ẩn nấp, bắn súng, ném lựu đạn, làm công sự, bố trí vật cản...).

- Vị trí lợi dụng ở đâu? (phía sau, bên phải, bên trái, hay phía trước, cách xa hay gần vật lợi dụng...).

- Vận dụng tư thế, động tác nào? (đứng, quỳ, nằm, đi, chạy hay bò...).

 Hành động khi lợi dụng: nhẹ nhàng thận trọng hay nhanh, mạnh...

Quảng cáo

Tại vì:

- Quan sát được địch nhưng địch khó phát hiện ta.

- Tiện đánh địch nhưng địch khó đánh ta.

- Hành động phải khéo léo, bí mật, tinh khôn.

- Ngụy trang phù hợp, không làm rung động và thay đổi hình dáng, màu sắc địa vật lợi dụng.

- Tránh lợi dụng địa vật đột xuất.

Câu 4 trang 69 Giáo dục quốc phòng lớp 12: Nêu những điểm khác về vị trí lợi dụng vật che khuất và che đỡ.

Trả lời:

- Vị trí lợi dụng đối với vật che khuất: Chủ yếu là lợi dụng phía sau. Nếu ánh sáng phía địch nhiều hơn thì lợi dụng gần sát vật; nếu ánh sáng phía ta nhiều hơn thì không nên lợi dụng. Nếu ánh sáng phía ta và phía địch bằng nhau thì lợi dụng ở xa vật một khoảng cách.

- Vị trí lợi dụng đối với vật che đỡ: chủ yếu phía sau hoặc phía sau bên phải.

Câu 5 trang 69 Giáo dục quốc phòng lớp 12: Tại sao lợi dụng địa vật để dùng vũ khí diệt địch, sau khi tiêu diệt xong lại phải rời khỏi địa vật đó ?

Trả lời:

Quảng cáo

 Lợi dụng địa vật tiêu diệt địch để phát huy cao nhất tính năng tiêu diệt địch của vũ khí diệt địch và bảo vệ an toàn cho mình cao nhất, tránh bị địch đánh trả.

 Sau khi tiêu diệt xong lại phải rời khỏi địa vật đó để tìm mục tiêu tiếp theo của địch đánh tiếp. Ngoài ra tránh bị địch phát hiện vị trí của ta tiêu diệt ta trước.

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 12 hay, ngắn nhất khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên