Trắc nghiệm GDTC 10 Kết nối tri thức Bài 2 (có đáp án): Kĩ thuật dừng bóng lăn sệt bằng gan bàn chân - Bóng đá

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục thể chất 10 Bài 2: Kĩ thuật dừng bóng lăn sệt bằng gan bàn chân sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDTC 10.

Trắc nghiệm GDTC 10 Kết nối tri thức Bài 2 (có đáp án): Kĩ thuật dừng bóng lăn sệt bằng gan bàn chân - Bóng đá

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Câu 1. Ở tư thế chuẩn bị của kĩ thuật tại chỗ dừng bóng lăn sệt bằng gan bàn chân, hai chân đứng như thế nào?

Quảng cáo

A. Hai chân đứng rộng bằng vai.

B. Hai chân đứng rộng hơn vai.

C. Hai chân đứng hẹp hơn vai.

D. Đứng chân trước chân sau.

Câu 2. Trong luyện tập và thi đấu bóng đá, hoạt động sau khi dừng bóng có thể là:

A. Dẫn bóng

B. Đá bóng vào cầu môn

C. Chuyền bóng cho đồng đội

D. Cả A, B và C

Quảng cáo


Câu 3. Kĩ thuật dừng bóng bằng gan bàn chân thường được sử dụng trong các tình huống nào?

(1) Bóng lăn sệt từ hướng trước mặt đến.

(2) Bóng lăn sệt từ hướng bên trái, bên phải đến.

(3) Bóng bật đất.

A. (1) và (3)

B. (2) và (3)

C. (1) và (3)

D. (2).

Câu 4. Khi thực hiện “Kĩ thuật tại chỗ dừng bóng lăn sệt bằng gan bàn chân”, khi bóng lăn đến, chân nào đưa ra trước để đón bóng?

A. Chân phải.

B. Chân trái.

C. Chân thuận.

D. Chân không thuận.

Câu 5. Động tác nào sau đây không đúng khi thực hiện tư thế chuẩn bị của “Kĩ thuật tại chỗ dừng bóng lăn sệt bằng gan bàn chân”?

Quảng cáo

A. Hai chân đứng rộng bằng vai.

B. Đứng hướng về phía bóng đến.

C. Mắt quan sát đường bóng.

D. Hai tay co tự nhiên.

Câu 6. Khi thực hiện “Kĩ thuật tại chỗ dừng bóng lăn sệt bằng gan bàn chân”, khi bóng lăn đến, bộ phận nào dùng để tiếp xúc bóng?

A. Gan bàn chân.

B. Lòng bàn chân

C. Má ngoài bàn chân.

D. Mu giữa bàn chân.

Câu 7. Ở tư thế chuẩn bị của “Phối hợp kĩ thuật di chuyển và kĩ thuật dừng bóng lăn sệt bằng gan bàn chân”, hai chân đứng như thế nào?

A. Đứng hai chân rộng bằng vai.

B. Đứng chân trước chân sau.

C. Đứng hai chân hẹp hơn vai.

D. Đứng hai chân rộng hơn vai.

Quảng cáo

Câu 8. Khi thực hiện “Phối hợp kĩ thuật di chuyển và kĩ thuật dừng bóng lăn sệt bằng gan bàn chân”, vận động viên di chuyển đến vị trí nào so với hướng bóng đến?

A. Chếch bên phải bóng 60o.

B. Vị trí đối diện.

C. Chếch bên phải bóng 30o.

D. Chếch bên trái bóng 30o.

Câu 9. Dừng bóng bằng lòng bàn chân và dừng bóng bằng gan bàn chân có sự khác nhau về:

A. Vị trí tiếp xúc bóng của bàn chân

B. Hướng bàn chân so với hướng bóng đến

C. Điểm dừng bóng

D. Tất cả đều đúng

Câu 10. Tình hướng nào trong luyện tập và thi đấu không nên sử dụng kĩ thuật dừng bóng bằng gan bàn chân?

A. Đang di chuyển với tốc độ cao.

B. Đang di chuyển với tốc độ trung bình.

C. Đang di chuyển với tốc độ chậm.

D. Cả B và C.

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục thể chất lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác