Giải Hóa học 11 trang 11 Cánh diều

Với Giải Hóa 11 trang 11 trong Bài 1: Mở đầu về cân bằng hoá học Hóa học lớp 11 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 11 trang 11.

Giải Hóa học 11 trang 11 Cánh diều

Quảng cáo

Luyện tập 3 trang 11 Hoá học 11: Methanol (CH3OH) là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp hoá học. Dựa vào hằng số cân bằng của các phản ứng ở 25 oC, hãy lựa chọn phản ứng thích hợp để điều chế CH3OH. Giải thích.

CO(g) + 2H2(g) CH3OH(g)                       KC = 2,26.104        (1)

CO2(g) + 3H2(g) CH3OH(g) + H2O(g)       KC = 8,27.10-1       (2)

Lời giải:

Phản ứng (1) thích hợp để điều chế CH3OH.

Do phản ứng (1) là phản ứng thuận nghịch có KC = 2,26.104 rất lớn so với 1 nên phản ứng thuận diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều so với phản ứng nghịch; các chất ở trạng thái cân bằng chủ yếu là chất sản phẩm.

Quảng cáo

Thí nghiệm 1 trang 11 Hoá học 11: Chuẩn bị: Ba ống nghiệm (1), (2), (3) chứa NO2 (có màu giống nhau), một cốc nước nóng (70 – 80 oC) và một cốc nước đá.

Tiến hành: Ống nghiệm thứ nhất (1) được để ở nhiệt độ phòng (khoảng 25 oC). Ống nghiệm thứ hai (2) được nhúng vào cốc nước nóng. Ống nghiệm thứ ba (3) được nhúng vào cốc nước đá.

Yêu cầu: Quan sát hiện tượng và giải thích.

Biết NO2 có thể chuyển hoá thành N2O4 theo phản ứng thuận và ngược lại N2O4 có thể chuyển lại thành NO2 theo phản ứng nghịch. Quá trình này được biểu diễn theo phản ứng thuận nghịch sau:

2NO2(g)            N2O4(g)       ΔrH298o=58kJ    (8)

                    màu nâu đỏ            không màu

Quảng cáo

Chú ý an toàn: Khí NO2 độc nên tránh hít phải khí NO2. Nên làm thí nghiệm này trong tủ hốt.

Lời giải:

Hiện tượng:

+ Ống nghiệm thứ hai (2) nhúng vào cốc nước nóng, hỗn hợp trong ống nghiệm có màu đậm dần lên.

+ Ống nghiệm thứ ba (3) nhúng vào cốc nước đá, hỗn hợp trong ống nghiệm trở nên nhạt màu hơn.

Giải thích:

2NO2(g) N2O4(g)       

ΔrH298o=58kJ<0 Chiều thuận toả nhiệt.

Quảng cáo

+ Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (tức chiều phản ứng thu nhiệt) nên hỗn hợp có màu nâu đậm hơn.

+ Khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (tức chiều phản ứng toả nhiệt) nên hỗn hợp trở nên nhạt màu hơn.

Câu hỏi 8 trang 11 Hoá học 11: Từ Thí nghiệm 1, hãy cho biết:

a) Dựa vào dấu hiệu nào để biết trạng thái cân bằng của phản ứng (8) bị chuyển dịch khi thay đổi nhiệt độ.

b*) Khi tăng nhiệt độ hoặc giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt hay toả nhiệt?

Lời giải:

a) Dựa vào màu sắc của khí trong ống nghiệm để biết trạng thái cân bằng của phản ứng bị dịch chuyển khi thay đổi nhiệt độ.

b) Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ, tức là chiều phản ứng thu nhiệt, nghĩa là chiều làm giảm tác động của việc tăng nhiệt độ.

Khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng nhiệt độ, tức là chiều phản ứng toả nhiệt, nghĩa là chiểu làm giảm tác động của việc giảm nhiệt độ.

Lời giải bài tập Hóa học 11 Bài 1: Mở đầu về cân bằng hoá học hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 11, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên