Vị trí khớp nối của ống thép dễ bị ăn mòn hơn so với phần còn lại

Giải Hóa 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại - Cánh diều

Vận dụng 2 trang 108 Hóa học 12: Vị trí khớp nối của ống thép dễ bị ăn mòn hơn so với phần còn lại. Tìm hiểu để giải thích nguyên nhân của hiện tượng trên.

Vị trí khớp nối của ống thép dễ bị ăn mòn hơn so với phần còn lại

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

Lời giải:

Khớp nối của ống thép là hợp kim của sắt có thành phần chính là sắt và carbon. Ở vị trí khớp nối này có khe hở làm cho nước mưa hoặc hơi nước trong không khí dễ dàng tích tụ ở đó nhiều hơn so với các vị trí còn lại của ống thép. Lớp nước ở khe hở này đã hòa tan khí oxygen và khí carbon dioxide trong khí quyển tạo thành dung dịch chất điện li. Hợp kim của sắt tiếp xúc với dung dịch chất điện li bị ăn mòn điện hóa. Cụ thể sắt là anode và carbon là cathode.

Tại anode: Fe(s) ⟶ Fe2+(aq) + 2e

Tại cathode: 12O2(g) + H2O(l) + 2e ⟶ 2OH-(aq)

Fe2+ tiếp tục bị oxi hóa bởi O2 trong không khí khi có mặt ion OH- tạo ra gỉ sắt màu nâu đỏ (thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O).

Quảng cáo

Lời giải Hóa 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại hay khác:

Quảng cáo
Quảng cáo

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên