Lý thuyết Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn hay, chi tiết nhất



Bài viết Lý thuyết Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn.

Lý thuyết Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn hay, chi tiết nhất

I. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố

1. Tính kim loại, tính phi kim

Quảng cáo

    - Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhường electron để trở thành ion dương.

    Nguyên tử của nguyên tố nào càng dễ nhường electron, tính kim loại của nguyên tố đó càng mạnh.

    - Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận thêm electron để trở thành ion âm.

    Nguyên tử của nguyên tố nào càng dễ nhận electron, tính phi kim của nguyên tố đó càng mạnh.

2. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim

    a. Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng: Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần.

    b. Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng: Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm dần.

II. Sự biến đổi về hóa trị của các nguyên tố

    Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng, hóa trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7, hóa trị đối với hidro giảm từ 4 đến 1.

Hóa trị đối với hidro = số thứ tự nhóm – hóa trị đối với oxi

    Công thức phân tử ứng với các nhóm nguyên tố (R: là nguyên tố)

        R2On: n là số thứ tự của nhóm.

        RH8-n: n là số thứ tự của nhóm.

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án
Quảng cáo

III. Sự biến đổi tính axit – bazo của oxit và hidroxit tương ứng

    - Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng: tính bazo giảm, tính axit tăng.

    Ví dụ: Trong chu kì 3, tính bazo giảm dần: NaOH > Mg(OH)2 > Al(OH)3

    Tính axit tăng dần: H3PO4 < H2SO4 < HClO4.

    - Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng: tính bazo tăng, tính axit giảm.

IV. Định luật tuần hoàn

    - Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc-va-dinh-luat-bao-toan.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên