Hoạt động trải nghiệm lớp 4 Cánh diều Tuần 8

Với lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 4 Tuần 8 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 4.

Giải Hoạt động trải nghiệm lớp 4 Cánh diều Tuần 8

Quảng cáo

HĐTN lớp 4 trang 24 Sinh hoạt dưới cờ

Gặp gỡ chuyên gia tâm lí

- Tham gia trò chuyện cùng chuyên gia tư vấn tâm lí

- Đặt câu hỏi và lắng nghe chuyên gia chia sẻ về cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.

Hướng dẫn:

- Một số cách điều chỉnh cảm xúc:

Em hoàn toàn có thể làm được việc đó chỉ với những hành động đơn giản như: hít thở thật sâu, cố gắng thả lỏng toàn bộ cơ thể, điều chỉnh tư thế hiện tại sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất... Bằng cách thực hiện các hành động cụ thể, em sẽ khiến cơ thể và tinh thần được giải phóng hoàn toàn. Em sẽ nhanh chóng thoát ra khỏi mớ cảm xúc tiêu cực đang bao trùm lấy, hòng nhấn chìm bạn trong nỗi thống khổ tuyệt vọng.

- Qua buổi trò chuyện với chuyên gia em đã học được nhiều cách để điều chỉnh cảm xúc của bản thân tốt hơn.

Quảng cáo

HĐTN lớp 4 trang 24 Hoạt động giáo dục theo chủ đề

Cảm xúc của em

3. Nhận diện và điều chỉnh cảm xúc

- Nhận diện cảm xúc và suy nghĩ của các bạn nhỏ trong mỗi tình huống sau:

TH1: Vân mượn sách của Linnh. Sách của Linh đã bị rách nhưng khi Vân mượn không để ý.

TH2: Trong trận chung kết , đội bóng của lớp đã thua lớp 4D. Mặc dù Tân đã rất cố gắng trong suốt trận đấu , nhưng Long vẫn đổ lỗi do Tân đá kém nên đội bóng của lớp thua.

- Đóng vai điều chỉnh cảm xúc phù hợp

- Nêu bài học em rút ra được sau mỗi tình huống.

Hướng dẫn

- TH1: Nếu em là Vân em sẽ giữ bình tĩnh và giải thích cho bạn biết rằng trước khi mượn sạch của Linh thì quyển sách đã bị rách và mong bạn giữ bình tĩnh.

Quảng cáo

TH2: Nếu em là Tân em sẽ hít thở thật sâu và giải thích cho bạn hiểu rõ rằng mình đã cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ, thắng thua là chuyện hết sức bình thường.

- Học sinh đóng vai điều chỉnh cảm xúc phù hợp

- Bài học em rút ra được sau mỗi tình huống: Cần giữ bình tĩnh, không nên cáu giận, và suy nghĩ một cách thấu đáo trước khi làm một điều gì đó.

4. Làm Cẩm nang điều chỉnh cảm xúc

- Trao đổi với bạn về những kinh nghiệm điều chỉnh cảm xúc của em và học hỏi những kinh nghiệm điều chỉnh cảm xúc hiệu quả.

- Thiết kế Cẩm nang điều chỉnh cảm xúc của em.

Hoạt động trải nghiệm lớp 4 Cánh diều Tuần 8

- Giới thiệu cẩm nang với bạn bè.

Quảng cáo

Hướng dẫn:

- Cẩm nang điều chỉnh cảm xúc:

Viết nhật ký

Viết nhật ký cho phép em quản lý cảm xúc theo nhiều cách. Nó có thể là một lối thoát cảm xúc cho những cảm giác căng thẳng. Nó cũng cho phép em suy nghĩ về giải pháp cho các vấn đề em gặp phải

Suy nghĩ tích cực

Điều quan trọng là phải hiểu rằng suy nghĩ lạc quan hoặc tích cực không liên quan đến việc phớt lờ vấn đề của em. Đó là việc mang lại cho những thử thách mình đối mặt một góc nhìn tích cực hơn và tìm kiếm niềm vui để giúp vượt qua chúng.

Có góc nhìn đa chiều

Khi em sắp xếp lại một tình huống, em sẽ nhìn nó từ một góc độ khác. Điều này có thể giúp bạn xem xét bức tranh lớn hơn thay vì bị mắc kẹt vào các chi tiết nhỏ, khó hoặc khó chịu như những chi tiết đó đôi khi vẫn vậy.

Nói ra

Nói ra những khó khăn của em không phải lúc nào cũng giải quyết được, nhưng nếu có một phương án giải quyết, mọi người có thể cùng nhau tìm ra nó. Nói về cảm xúc của em với một người thân đáng tin cậy cũng có thể giúp em cảm thấy tốt hơn, đặc biệt là khi không có giải pháp tốt cho vấn đề của em. Bạn bè và gia đình có thể hỗ trợ bằng cách lắng nghe, đồng cảm với cảm xúc của em.

HĐTN lớp 4 trang 25 Hoạt động tiếp nối

Câu hỏi: Sử dụng cẩm nang để thực hành điều chỉnh cảm xúc hằng ngày của em.

Hướng dẫn:

Em có thể sử dụng cẩm nang để điều chỉnh cảm xúc như : xem một bộ phim buồn, em được điểm kém, em bị bạn nói xấu để điều chỉnh cảm xúc một cách tốt hơn.

HĐTN lớp 4 trang 26 Sinh hoạt lớp

Góc Nhật kí cảm xúc

- Thảo luận ý tưởng thiết kế góc Nhật kí cảm xúc để em và các bạn ghi lại cảm xúc của mình mỗi ngày.

- Tiến hành thiết kế góc Nhật kí cảm xúc

- Trao đổi về cách sử dụng góc Nhật kí cảm xúc.

Hướng dẫn:

- Thiết kế cảm xúc:

- Em có thể lấy các hình mặt cảm xúc để dán lên tường mỗi ngày để thể hiện cảm xúc của em vào ngày hôm đó và ghi lên mặt các icon lý do vì sao em chọn biểu tượng đó.

HĐTN lớp 4 trang 26 Tự đánh giá sau chủ đề

Em tự đánh giá kết quả học được từ chủ đề theo gợi ý:

- Giới thiệu đặc điểm, việc làm đáng tự hào của bản thân.

- Nhận diện khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.

Trả lời:

Tự đánh giá

- Giới thiệu đặc điểm, việc làm đáng tự hào của bản thân. (Hoàn thành)

- Nhận diện khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản. (Hoàn thành)

Xem thêm lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải Hoạt động trải nghiệm lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hoạt động trải nghiệm 4 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên