HĐTN 9 Chân trời sáng tạo Chủ đề 2: Giao tiếp, ứng xử tích cực
Với giải bài tập Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 2: Giao tiếp, ứng xử tích cực sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập & trả lời câu hỏi HĐTN 9 Chủ đề 2.
Giải HĐTN 9 Chân trời sáng tạo Chủ đề 2: Giao tiếp, ứng xử tích cực
Khám phá - kết nối kinh nghiệm (trang 16 Hoạt động trải nghiệm 9)
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực
Chia sẻ về ảnh hưởng của hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực.
Trả lời:
Hành vi giao tiếp, ứng xử |
Tích cực |
Chưa tích cực |
Sử dụng ngôn ngữ |
- Ngôn ngữ chuẩn mực, lịch sự. - Ngữ điệu, âm lượng phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp. |
- Ngôn ngữ cục cằn. - Cười nói quá to nơi công cộng. |
Sử dụng phi ngôn ngữ |
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp (ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…) khi giao tiếp. - Cử chỉ niềm nở, thân thiện. |
Biểu cảm gương mặt thái quá, cử chỉ không phù hợp: vung tay, chỉ tay, chống nạnh,…khi nói. |
Thái độ trong giao tiếp ứng xử |
- Bình tĩnh, phản hồi kịp thời, hợp lí các vấn đề nảy sinh trong giao tiếp. - Thận trọng khi bình luận, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
|
- Không làm chủ được cảm xúc nên đôi khi thể hiện không tôn trọng đối tượng giao tiếp. - Mất kiểm soát khi bình luận và chia sẻ các thông tin trên mạng xã hội. |
Nhiệm vụ 2. Xác định những điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân
1. Chia sẻ những điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của em.
Trả lời:
- Những điểm tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của em:
+ Giúp đỡ cụ già, em nhỏ, phụ nữ có thai, những người có hoàn cảnh khó khăn.
+ Thể hiện sự tôn trọng mọi người khi giao tiếp.
- Những điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của em:
+ Đôi khi còn né tránh giao tiếp.
+ Đôi khi chỉ tập trung vào ý kiến của bản thân.
2. Chỉ ra những hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực của em được những người xung quanh yêu mến.
Trả lời:
- Những hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực của em được những người xung quanh yêu mến:
+ Giúp đỡ cụ già, em nhỏ, phụ nữ có thai, những người có hoàn cảnh khó khăn.
+ Không chen lấn, xô đẩy, cười đùa,… gây mất trật tự nơi công cộng.
+ Không coi thường, hạ thấp người khác.
3. Thảo luận một số biện pháp khắc phục hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực.
Trả lời:
- Một số biện pháp khắc phục hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực:
+ Lời nói rõ ràng, tránh gây hiểu nhầm cho người nghe.
+ Chú ý khi dùng từ
+ Không nên sử dụng lối nói mang đến sự tiêu cực
+ Thể hiện thái độ tự nhiên và chân thành khi giao tiếp
+ Không nên nói quá nhiều, thao thao bất tuyệt, tránh ngắt lời người khác
Rèn luyện kĩ năng (trang 16 Hoạt động trải nghiệm 9)
Nhiệm vụ 3. Lập kế hoạch thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội
1. Trao đổi về cách thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội
Trả lời:
* Cách thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội:
- Xác định mục đích, đối tượng khảo sát:
+ Mục đích: khảo sát thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội.
+ Đối tượng khảo sát: HS THCS.
- Xác định nội dung khảo sát:
+ Mục đích giao tiếp trên mạng xã hội.
+ Các mạng xã hội thường sử dụng.
+ Thời gian giao tiếp trên mạng xã hội.
+ Ngôn ngữ thường sử dụng khi giao tiếp trên mạng xã hội.
+ Thái độ khi giao tiếp trên mạng xã hội.
- Lựa chọn phương pháp khảo sát và xây dựng phiếu khảo sát
+ Phương pháp khảo sát: bảng hỏi, phỏng vấn,…
+ Các loại câu hỏi khảo sát: câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi điền khuyết.
- Lựa chọn hình thức khảo sát:
+ Trực tiếp.
+ Trực tuyến.
- Tiến hành khảo sát:
+ Thực hiện khảo sát trên đối tượng và hình thức đã lựa chọn.
+ Trao đổi về mục đích và cách thực hiện phiếu khảo sát.
+ Giải thích về các câu hỏi,…nếu cần.
- Xử lí, phân tích và báo cáo kết quả khảo sát
+ Xử lí kết quả khảo sát: tính tỉ lệ phần trăm, lập bảng số liệu thống kê kết quả khảo sát,…
+ Phân tích kết quả: dựa trên bảng số liệu thống kê, đưa ra nhận xét, đánh giá về thực trạng giao tiếp, ứng xử của HS trên mạng xã hội.
+ Báo cáo: trình bày kết quả khảo sát trước lớp.
2. Xây dựng kế hoạch khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội
Trả lời:
KẾ HOẠCH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRÊN MẠNG XÃ HỘI
1. Mục tiêu: Khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.
2. Kế hoạch chi tiết:
Nội dung |
Thời gian thực hiện |
Người thực hiện |
Đối tượng khảo sát |
Chuẩn bị nội dung khảo sát: - Lựa chọn phương pháp, hình thức khảo sát. - Xây dựng công cụ khảo sát |
Tuần 1 tháng 12 |
Tổ 1 |
Học sinh khối 9 trường THCS Tân Bình |
Tiến hành khảo sát |
Tuần 2 tháng 12 |
Tổ 2 |
|
Xử lí, phân tích kết quả khảo sát |
Tuần 3 tháng 12 |
Tổ 3 |
|
Báo cáo kết quả khảo sát |
Tuần 4 tháng 12 |
Tổ 4 |
Nhiệm vụ 4. Khảo sát và báo cáo kết quả khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội
1. Thực hiện khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.
Trả lời:
- Các tổ 1,2,3,4 tiến hành khảo sát thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội với các lớp khối 9 trong trường theo kế hoạch đã xây dựng. Khi thực hiện khảo sát, cân chú ý một số điều sau đây:
+ Chào hỏi cởi mở, thân thiện và giới thiệu về mục đích khảo sát.
+ Trao đổi về tính bảo mật các thông tin mà bạn chia sẻ.
+ Thể hiện mong muốn sự hợp tác của các bạn khi nhận và làm phiếu khảo sát.
+ Hướng dẫn cách trả lời các dạng câu hỏi trong phiếu khảo sát.
+ Giải thích những câu hỏi mà các bạn chưa rõ.
+ Cảm ơn khi nhận lại phiếu khảo sát.
2. Viết báo cáo kết quả khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội..
Trả lời:
- Mục đích khảo sát: Khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.
- Khái quát về quá trình khảo sát:
+ Soạn nội dung phiếu khảo sát
+ Tiến hành khảo sát HS lớp 9 trong trường.
- Phân tích, bàn luận kết quả khảo sát: Phân tích, bàn luận kết quả thu được sau khảo sát.
- Kết luận và đề xuất khuyến nghị: Kết luận về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội trong trường nói riêng và trong giới trẻ hiện nay nói chung. Đề xuất các giải pháp để có cách ửng xử, giao tiếp có văn hoá trên mạng xã hội.
3. Báo cáo kết quả khảo sát thực trạng trước lớp.
Trả lời:
- Sau khi các nhóm thu thập kết quả khảo sát, bàn bạc, thống nhất cử đại diện tiến hành báo cáo kết quả khảo sát thực trạng trước lớp.
Vận dụng - mở rộng (trang 20 Hoạt động trải nghiệm 9)
Nhiệm vụ 5. Tuyền truyền về hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực trong cuộc sống
1. Xây dựng kịch bản và đóng vai thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực trong cuộc sống.
Trả lời:
Hôm nay, Mai và Phương đi xe buýt ra Hồ Gươm chơi. Trên xe rất đông đúc, không còn cả chỗ ngồi. Đến một trạm đón khách, một phụ nữ có bầu bước lên xe. Vì không còn chỗ nên người phụ nữ đó phải đứng. Trên xe rất đông các thanh niên nam nữ ngồi trên ghế nhưng không ai nhường chỗ cho người phụ nữ đó. Khi đến trạm xuống xe, Mai đã nói với Phương về thực trạng văn hoá trên xe buýt này để cùng nhau rút kinh nghiệm.
2. Sưu tầm và lan tỏa đến bạn bè các câu ca dao, tục ngữ thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực.
Trả lời:
- Khôn ngoan chẳng lọ nói nhiều
Người khôn mới nói nửa điều cũng khôn
- Miếng ngon ăn ít ngon nhiều
Người khôn dẫu nói nửa điều cũng khôn
- Lời nói phải có người nghe
Chẳng phải thuyền bè mạnh chống thì hơn
- Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi nhỏ lửa chẳng đời nào khê
- Khó mà biết lẽ biết lời
Biết ăn biết ở hơn người giàu sang
- Ăn nên đọi, nói nên lời
Tự đánh giá (trang 21 Hoạt động trải nghiệm 9)
Nhiệm vụ 6. Tự đánh giá
1. Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề này.
Trả lời:
- Thuận lợi: Đây là chủ đề gần gũi với cuộc sống liên quan đến ứng xử nên dễ tiếp cận và tiếp thu trong quá trình học tập.
- Khó khăn: Chưa biết cách lập kế hoạch cụ thể, khó khăn trong việc lên nội dung phiếu khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.
2. Với mỗi nội dung đánh giá sau đây, hãy xác định mức độ phù hợp nhất với em.
Trả lời:
TT |
Nội dung đánh giá |
Mức độ phù hợp |
1 |
Em xác định được điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân. |
Tốt |
2 |
Em lập được kế hoạch thực hiện đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội. |
Đạt |
3 |
Em thực hiện được khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội. |
Đạt |
4 |
Em báo cáo được kết quả thực hiện đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội. |
Đạt |
5 |
Em tham gia tuyên truyền về hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực trong cuộc sống. |
Tốt |
Xem thêm lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
HĐTN 9 Chủ đề 1: Tự tạo động lực và ứng phó với áp lực trong cuộc sống
HĐTN 9 Chủ đề 5: Xây dựng ngân sách cá nhân và góp phần phát triển kinh tế gia đình
HĐTN 9 Chủ đề 6: Xây dựng mạng lưới thực hiện các hoạt động cộng đồng
HĐTN 9 Chủ đề 7: Bảo vệ môi trường và quảng bá cảnh quan đất nước
HĐTN 9 Chủ đề 9: Xác định con đường cho bản thân sau Trung học cơ sở
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập HĐTN 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST