Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 54 Chân trời sáng tạo

Với lời giải KHTN 7 trang 54 trong Bài 8: Tốc độ chuyển động Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 54.

Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 54 Chân trời sáng tạo

Luyện tập trang 54 KHTN lớp 7: Đổi tốc độ của các phương tiện giao thông trong Bảng 8.2 ra đơn vị m/s.

Bảng 8.2. Tốc độ của một số phương tiện giao thông

Phương tiện giao thông

Tốc độ (km/h)

Tốc độ (m/s)

Xe đạp

10,8

?

Ca nô

36

?

Tàu hỏa

60

?

Ô tô

72

?

Máy bay

720

?

Trả lời:

Quảng cáo

Áp dụng cách đổi đơn vị từ km/h sang m/s cho bảng 8.2

1 km/h=13,6 m/s

Ví dụ: Xe đạp:10,8 km/h=10,8.13,6=3 m/s

Từ đây, ta có bảng 8.2 như sau:

Bảng 8.2. Tốc độ của một số phương tiện giao thông

Phương tiện giao thông

Tốc độ (km/h)

Tốc độ (m/s)

Xe đạp

10,8

3

Ca nô

36

10

Tàu hỏa

60

503

Ô tô

72

20

Máy bay

720

200

Vận dụng trang 54 KHTN lớp 7: Vì sao ngoài đơn vị m/s, trong thực tế người ta còn dùng các đơn vị tốc độ khác? Nêu ví dụ minh họa.

Trả lời:

Quảng cáo

Các đơn vị tốc độ khác: km/s, mm/s, km/h, cm/s, hải lý/giờ, mm/ngày, …

Ngoài đơn vị m/s, trong thực tế để thuận tiện cho việc nghiên cứu chuyển động của các sự vật, hiện tượng người ta sẽ sử dụng các đơn vị đo tốc độ thích hợp.

Ví dụ: 

- Khi đo sự phát triển chiều cao của cây non, dùng đơn vị mm/ngày sẽ thuận tiện hơn đơn vị m/s.

- Để đo tốc độ các loại tàu thuyền, tàu ngầm và phương tiện hàng hải khác, người ta sử dụng đơn vị hải lý/giờ (hải lý là đơn vị đo khoảng cách trên biển).

- Để đo tốc độ của tên lửa, máy bay siêu thanh, … người ta dùng đơn vị km/s. Km/s là đơn vị đo tốc độ cao mà các phương tiện giao thông thông thường khó đạt được.

Bài 1 trang 54 KHTN lớp 7: Nêu ý nghĩa của tốc độ.

Trả lời:

Quảng cáo

Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động, đồng thời cho biết quãng đường vật đi được trong 1 đơn vị thời gian.

Bài 2 trang 54 KHTN lớp 7: Một ca nô chuyển động trên sông với tốc độ không đổi 30 km/h. Tính thời gian để ca nô đi được quãng đường 15 km.

Trả lời:

Quảng cáo

Tóm tắt:

v = 30 km/h

s = 15 km

t = ?

Giải: 

Thời gian để ca nô đi được quãng đường 15 km là:

t = sv=1530 = 0,5 (h) = 30 phút.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên lớp 7 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên