Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 110 Kết nối tri thức

Với lời giải KHTN 7 trang 110 trong Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh môn Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 110.

Giải KHTN 7 trang 110 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 110 KHTN lớp 7: Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu sau:

Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu sau (ảnh 1)

Trả lời:

Quảng cáo

Bảng 24.1

Thí nghiệm

Hiện tượng/ Kết quả

Thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp

- Phần lá bịt băng giấy đen: Có màu vàng cam.

- Phần lá không bịt băng giấy đen: Có màu xanh tím.

Thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen

- Cốc A: Que đóm tàn dần, không có hiện tượng bùng cháy trở lại.

- Cốc B: Que đóm bùng cháy trở lại.

Câu hỏi 2 trang 110 KHTN lớp 7: Giải thích hiện tượng/kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.

Trả lời:

Quảng cáo

- Đối với thí nghiệm 1: Thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp

+ Chỉ có phần lá không bị bịt băng giấy đen (nhận được ánh sáng mặt trời) là chế tạo được tinh bột vì chỉ có phần này nhuộm màu xanh tím với thuốc thử tinh bột.

+ Kết luận: Lá chỉ chế tạo tinh bột khi có ánh sáng.

- Đối với thí nghiệm 2: Thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen

+ Hiện tượng chứng tỏ cành rong trong cốc B đã tạo ra chất khí là có bọt khí thoát ra từ cành rong. Đó là khí oxygen vì đã làm tàn đóm đỏ bùng cháy.

+ Kết luận: Trong quá trình quang hợp cây nhả khí oxygen ra môi trường ngoài.

Câu hỏi 1 trang 110 KHTN lớp 7: Trong thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp:

- Mục đích của việc sử dụng băng giấy đen bịt kín một phần ở cả hai mặt là gì?

- Cho chiếc lá đã bỏ băng giấy đen vào cốc đó có cồn 900, đun sôi cách thủy có tác dụng gì?

- Tinh bột được tạo thành ở phần nào của lá trong thí nghiệm trên? Vì sao em biết?

Trả lời:

- Mục đích của việc sử dụng băng giấy đen bịt kín một phần ở cả hai mặt là không để cho phần lá cây này không tiếp xúc với ánh sáng.

- Cho chiếc lá đã bỏ băng giấy đen vào cốc có cồn 90o, đun sôi cách thủy có tác dụng để tẩy hết chất diệp lục ra khỏi lá, giúp cho việc quan sát màu sắc lá khi cho vào dung dịch iodine được dễ dàng.

- Tinh bột được tạo thành ở phần lá không bịt băng giấy đen:

+ Phần lá bịt băng giấy đen sẽ không thể nhận được ánh sáng → Phần lá này không thể tiến hành quá trình quang hợp để tạo ra tinh bột → Do không có tinh bột nên khi nhúng lá vào dung dịch iodine phần lá này không xuất hiện màu xanh tím đặc trưng.

+ Phần lá không bịt băng giấy đen sẽ vẫn nhận được ánh sáng → Phần lá này vẫn tiến hành quá trình quang hợp để tạo ra tinh bột → Do có tinh bột nên khi nhúng lá vào dung dịch iodine phần lá này sẽ xuất hiện màu xanh tím đặc trưng.

Câu hỏi 2 trang 110 KHTN lớp 7: Trong thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen:

- Điều kiện tiến hành thí nghiệm ở hai cốc khác nhau như thế nào?

- Hiện tượng nào chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí? Chất khí đó là gì? Hiện tượng gì xảy ra khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm?

Trả lời:

Quảng cáo

- Điều kiện tiến hành thí nghiệm ở hai cốc có sự khác nhau:

+ Cốc A để nơi không có ánh sáng (để trong bóng tối hoặc bọc giấy đen).

+ Cốc B để nơi có ánh sáng (ánh nắng).

- Hiện tượng chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí? Chất khí đó là gì? Hiện tượng gì xảy ra khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm?

+ Hiện tượng chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí là trong ống nghiệm xuất hiện bọt khí (ống nghiệm ở cốc B có nhiều bọt khí hơn ống nghiệm ở cốc A).

+ Chất khí được thải ra chính là khí oxygen: Do không có ánh sáng, cành rong đuôi chó ở cốc A không tiến hành được quá trình quang hợp nên không tạo được oxygen → bọt khí xuất hiện ít, hầu như không có. Còn do cốc B được để trong điều kiện có ánh sáng, cành rong đuôi chó ở cốc B sẽ tiến hành quang hợp thải ra khí oxygen (khí oxygen nhẹ hơn nước sẽ tạo thành bọt khí rồi nổi lên trên) → bọt khí xuất hiện nhiều.

+ Hiện tượng khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm: Khi đưa que đóm vào miệng ống nghiệm ở cốc A sẽ không có hiện tượng bùng cháy do ống nghiệm ở cốc A không có nồng độ khí oxygen cao. Còn khi đưa que đóm vào miệng ống nghiệm ở cốc B sẽ có hiện tượng tàn đỏ bùng cháy trở lại do ống nghiệm ở cốc B có nồng độ khí oxygen cao (tàn đỏ của đóm khi gặp điều kiện nồng độ khí oxygen cao sẽ bùng cháy).

Câu hỏi 3 trang 110 KHTN lớp 7: Khi rong nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả vào bể một số cành rong và cây thủy sinh. Em hãy giải thích ý nghĩa của việc làm đó.

Trả lời:

Người ta thường thả thêm rong và cây thủy sinh vào bể nuôi cá cảnh vì trong quá trình quang hợp cây rong và cây thủy sinh đã nhả khí oxygen hoà tan vào nước của bể → Nước trong bể cá giàu khí oxygen hơn → Tạo điều kiện cho cá cảnh hô hấp.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên