Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 18 Kết nối tri thức

Với lời giải KHTN 7 trang 18 trong Bài 2: Nguyên tử môn Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 18.

Giải KHTN 7 trang 18 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 18 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 2.6 và cho biết:

Thứ tự sắp xếp các electron ở vỏ nguyên tử chlorine.

Thứ tự sắp xếp các electron ở vỏ nguyên tử chlorine (ảnh 1)

Trả lời:

Quảng cáo

Các electron sắp xếp thành từng lớp. Lớp electron thứ nhất ở trong cùng, gần hạt nhân nhất; lớp electron thứ 2 ở bên ngoài lớp thứ nhất; lớp electron thứ 3 ở ngoài cùng. Các electron sắp xếp vào các lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết.

Câu hỏi 2 trang 18 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 2.6 và cho biết:

Số electron trên từng lớp ở vỏ nguyên tử chlorine.

Số electron trên từng lớp ở vỏ nguyên tử chlorine (ảnh 1)

Trả lời:

Quảng cáo

Lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ 2 có 8 electron, lớp thứ 3 có 7 electron.

Câu hỏi 1 trang 18 KHTN lớp 7: Em hãy cho biết vì sao khối lượng hạt nhân nguyên tử có thể coi là khối lượng của nguyên tử.

Trả lời:

Quảng cáo

Một proton có khối lượng gần đúng bằng khối lượng của một neutron và xấp xỉ bằng 1 amu.

Một electron có khối lượng xấp xỉ bằng 0,00055 amu nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của proton và neutron.

⇒ Coi khối lượng hạt nhân nguyên tử là khối lượng của nguyên tử.

Câu hỏi 2 trang 18 KHTN lớp 7: Hãy so sánh khối lượng của nguyên tử nhôm (13p, 14n) và nguyên tử đồng (29p, 36n).

Trả lời:

Ta có thể coi khối lượng hạt nhân nguyên tử là khối lượng của nguyên tử.

Khối lượng của nguyên tử nhôm là 13.1amu + 14.1 amu = 27 amu

Khối lượng của nguyên tử đồng là 29.1 amu + 36.1 amu = 64 amu

⇒ Khối lượng của nguyên tử nhôm nhỏ hơn khối lượng của nguyên tử đồng.

Em có thể trang 18 KHTN lớp 7: Làm được mô hình một số nguyên tử theo mô hình nguyên tử của Bo.

Trả lời:

Làm mô hình nguyên tử hydrogen, oxygen theo mô hình nguyên tử của Bo.

Chuẩn bị: 2 tấm bìa carton, giấy màu vàng, các viên bị nhựa to màu đỏ (2 viên) và các viên bi nhỏ màu xanh (9 viên).

Tiến hành:

- Gắn hai viên bi đỏ vào giữa hai tấm bìa carton làm hạt nhân nguyên tử.

- Cắt giấy màu vàng thành 2 đường tròn có độ dày 1 cm, bán kính 3 cm và 1 đường tròn có độ dày 1cm, bán kính 4 cm.

- Dán giấy vàng vào tấm bìa carton, tấm 1 dán 1 vòng nhỏ; tấm 2 dán 1 vòng nhỏ + 1 vòng lớn sao cho tâm của đường tròn là viên bi đỏ.

- Gắn các viên bi xanh lên đường tròn màu vàng như hình bên dưới.

Làm được mô hình một số nguyên tử theo mô hình nguyên tử của Bo (ảnh 1)

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tử Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên