Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 20 Kết nối tri thức

Với lời giải KHTN 7 trang 20 trong Bài 3: Nguyên tố hóa học môn Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 20.

Giải KHTN 7 trang 20 Kết nối tri thức

Hoạt động trang 20 KHTN lớp 7: Nhận biết nguyên tố hóa học dựa vào số proton

Chuẩn bị: 12 tấm thẻ ghi thông tin (p, n) của các nguyên tử sau: A (1, 0); D (1, 1); E (1, 2); G (6, 6); L (6, 8); M (7, 7); Q (8, 8); R (8, 9); T (8, 10); X (20, 20), Y (19, 20); Z (19, 21).

Thực hiện: xếp các thẻ thuộc cùng một nguyên tố vào một ô vuông.

Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

1. Em có thể xếp được bao nhiêu ô vuông?

2. Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học?

Trả lời:

Quảng cáo

1. Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

⇒ Em có thể xếp được 4 ô vuông.

2. Các nguyên tử thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học:

+ A (1, 0); D (1, 1); E (1, 2).

+ G (6, 6); L (6, 8).

+ Q (8, 8); R (8, 9); T (8, 10).

+ Y (19, 20); Z (19, 21).

Câu hỏi 1 trang 20 KHTN lớp 7: Trong tự nhiên, có một số loại nguyên tử mà trong hạt nhân cùng có một proton nhưng có thế có số neutron khác nhau: không có neutron, có một hoặc hai neutron. Hãy giải thích tại sao các loại nguyên tử này đều thuộc về một nguyên tố hóa học là hydrogen.

Trả lời:

Quảng cáo

Theo khái niệm về nguyên tố hóa học: những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

⇒ Những nguyên tử có cùng một proton nhưng khác nhau số neutron đều thuộc về một nguyên tố hóa học hydrogen.

Câu hỏi 2 trang 20 KHTN lớp 7: Số hiệu nguyên tử oxygen là 8. Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố oxygen là bao nhiêu?

Trả lời:

Quảng cáo

Số hiệu nguyên tử = số proton trong hạt nhân.

⇒ Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố oxygen là 8.

Câu hỏi trang 20 KHTN lớp 7: Hãy tìm hiểu và thảo luận nhóm về nguồn gốc tên gọi của một số nguyên tố có nhiều ứng dụng trong cuộc sống như đồng, sắt và nhôm.

Trả lời:

- Ban đầu kim loại đồng có tên gọi là cyprium (kim loại Síp) bởi vì nó được khai thác chủ yếu ở Síp. Sau này thì chúng được gọi tắt là cuprum (tên latinh của đồng).

Ngày nay, tên gọi của kim loại đồng theo danh pháp quốc tế IUPAC là copper.

- Thời tiền sử, tên gọi cổ xưa của sắt là ferrum.

Ngày nay, tên gọi của kim loại sắt theo danh pháp quốc tế IUPAC là iron.

- Tìm ra vào năm 1825, nhôm có tên tiếng Latin “alumen”, “aluminis” nghĩa là sinh ra phèn.

Ngày nay, tên gọi của kim loại nhôm theo danh pháp quốc tế IUPAC là aluminium.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên