Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 39 Kết nối tri thức

Với lời giải KHTN 7 trang 39 trong Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học môn Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 39.

Giải KHTN 7 trang 39 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 39 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 6.6 và cho biết khi nguyên tử O liên kết với hai nguyên tử H theo cách dùng chung electron thì lớp vỏ của nguyên tử oxygen giống với lớp vỏ của nguyên tử khí hiếm nào?

Quan sát Hình 6.6 và cho biết khi nguyên tử O liên kết với hai nguyên tử H (ảnh 1)

Trả lời:

Quảng cáo

Quan sát Hình 6.6, ta thấy nguyên tử O liên kết với hai nguyên tử H theo cách dùng chung electron. Khi này, lớp vỏ của nguyên tử oxygen 10 electron giống với lớp vỏ của nguyên tử khí hiếm Ne.

Câu hỏi 2 trang 39 KHTN lớp 7: Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử carbon dioxide, ammonia.

Trả lời:

Quảng cáo

- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử carbon dioxide

Khi hình thành phân tử carbon dioxide, hai nguyên tử O đã liên kết với một nguyên tử C bằng cách nguyên tử C đã góp chung với mỗi nguyên tử O hai electron tạo thành 2 cặp electron dùng chung.

Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử carbon dioxide, ammonia (ảnh 1)

- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử ammonia

Khi hình thành phân tử ammonia, ba nguyên tử H đã liên kết với một nguyên tử N bằng cách nguyên tử N đã góp chung với mỗi nguyên tử H một electron tạo thành cặp electron dùng chung.

Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử carbon dioxide, ammonia (ảnh 1)

Em có thể trang 39 KHTN lớp 7: Vận dụng khái niệm liên kết hóa học để giải thích được vì sao trong tự nhiên, muối ăn ở dạng rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi, còn đường ăn, nước đá ở thể rắn dễ nóng chảy và nước ở thể lỏng dễ bay hơi.

Trả lời:

Quảng cáo

- Muối ăn là hợp chất ion nên là chất rắn ở điều kiện thường, khó bay hơi, khó nóng chảy.

- Đường ăn và nước đá là hợp chất cộng hóa trị nên ở thể rắn, dễ nóng chảy và nước ở thể lỏng sẽ dễ bay hơi do các chất cộng hóa trị thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên