Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 64 Cánh diều
Với Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 64 trong Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 10 trang 64.
- Kinh tế Pháp luật lớp 10 trang 64 Luyện tập 3
- Kinh tế Pháp luật lớp 10 trang 64 Luyện tập 4
- Kinh tế Pháp luật lớp 10 trang 64 Luyện tập 5
- Kinh tế Pháp luật lớp 10 trang 64 Luyện tập 6
- Kinh tế Pháp luật lớp 10 trang 64 Vận dụng 1
- Kinh tế Pháp luật lớp 10 trang 64 Vận dụng 2
- Kinh tế Pháp luật lớp 10 trang 64 Vận dụng 3
Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 64 Cánh diều
Luyện tập 3 trang 64 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Mẹ Lan thường xuyên tính toán và phân chia các khoản thu nhập hằng tháng của gia đình thành các phần gắn với các mục tiêu cụ thể. Việc này được mẹ Lan thực hiện như một thói quen hằng ngày. Bố Lan thì cho rằng việc làm này là không cần thiết, mất thời gian.
a) Theo em, thói quen chi tiêu của mẹ Lan có hợp lý không? Vì sao?
b) Nếu là Lan, khi nghe bố nói vậy, em sẽ giải thích như thế nào để bố hiểu được tầm quan trọng của lập kế hoạch tài chính cá nhân?
Lời giải:
Yêu cầu a) Theo em, thói quen chi tiêu của mẹ Lan hợp lý. Vì phân chia các khoản thu nhập với các mục tiêu cụ thể sẽ giúp gia đình có được nguồn tài chính đảm bảo đúng kế hoạch, không lãng phí, dự phòng cho các tình huống phát sinh và đạt được mục tiêu tài chính đã đặt ra.
Yêu cầu b) Nếu là Lan, khi nghe bố nói vậy, để bố hiểu được tầm quan trọng của lập kế hoạch tài chính cá nhân, em sẽ nói với bố việc phân chia là tính toán các khoản thu nhập là rất cần thiết, nó sẽ giúp gia đình biết được chính xác thu nhập bao nhiêu để từ đó đưa ra các mức chi tiêu, đầu tư… hợp lý trong một khoảng thời gian xác định. Nếu không có kế hoạch cụ thể, gia đình sẽ chi tiêu một cách không thông minh và thiếu hợp lý, có thể dẫn đến tài chính gia đình khó khăn.
Luyện tập 4 trang 64 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Còn ba tháng nữa là đến sinh nhật mẹ, H lên kế hoạch tài chính cá nhân để có thể mua một món quà sinh nhật tặng mẹ. Tuần đầu, H làm theo đúng kế hoạch, nhưng tuần thứ hai thì H không thể thực hiện như trước. H không hoàn thành mục tiêu do thói quen chi tiêu không kiểm soát, không tuân thủ kế hoạch đã định. H suy nghĩ không biết có thể mua được món quà sinh nhật tặng mẹ hay không.
Yêu cầu: Em hãy sưu tầm một số quy tắc chi tiêu và chia sẻ cho H để giúp bạn có thể hoàn thành kế hoạch tài chính cá nhân trên.
Lời giải:
- Một số quy tắc chi tiêu và chia sẻ cho H để giúp bạn có thể hoàn thành kế hoạch tài chính cá nhân trên là:
+ Cân nhắc những thói quen tiêu dùng cần loại bỏ: Hãy xem ngân sách của bạn là một trọng tài và quyết định xem những khoản chi nào không cần thiết, lãng phí và nằm ngoài mục tiêu của bản kế hoạch tài chính.
+ Thắt chặt chi tiêu và tiêu dùng hạ tiện.
+ Đặt khung thời gian để hoàn thành mục tiêu: Hãy chia mục tiêu thành các mục nhỏ hơn, bắt đầu từ các mục tiêu cần làm ngay (như thay mới tủ lạnh) sau đó là các mục tiêu xa hơn như mua nhà. Với các mục tiêu dài hạn, cần có khung thời gian ngắn hạn, dài hạn để hoàn thành từng phần mục tiêu.
Luyện tập 5 trang 64 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy cho biết việc làm nào dưới đây thể hiện cách lập kế hoạch tài chính cá nhân hợp lý? Vi sao?
A. Để thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân đã lập, cần thắt chặt chi tiêu và tiêu dùng hạ tiện.
B. Thường xuyên cập nhật kế hoạch tài chính cá nhân.
C. Đánh giá tình hình tài chính hiện tại trước khi lập kế hoạch tài chính cá nhân
D. Kiểm soát chi tiêu thường xuyên khi thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.
Lời giải:
- Các bước ở ý A, B, C, D đều thể hiện cách lập kế hoạch tài chính cá nhân hợp lý.
- Vì đây là các bước cần thực hiện trước và trong quá trình thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân. Trước khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, cần đánh giá tình hình tài chính hiện tại để thiết lập các quy tắc chi tiêu cụ thể và phù hợp. Trong quá trình thực hiện, cần kiểm soát chi tiêu thường xuyên; thường xuyên cập nhật khi tình hình cá nhân thay đổi. Và để thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân đã lập, cần thắt chặt chi tiêu và tiêu dùng hạ tiện, tránh lãng phí, không tuân thủ kế hoạch đã định.
Luyện tập 6 trang 64 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy liệt kê các hành động cần làm để cắt giảm thói quen chi tiêu không kiểm soát của bản thân.
Lời giải:
- Các hành động cần làm để cắt giảm thói quen chi tiêu:
+ Cân nhắc kĩ trước khi mua đồ
+ Chia khoản thu nhập của bản thân thành nhiều khoản nhỏ với những mục đích chi tiêu rõ ràng
+ Xây dựng các kế hoạch chi tiêu cá nhân cụ thể, rõ ràng…
Vận dụng 1 trang 64 Kinh tế và Pháp luật 10: Thiết kế một cuốn sổ tay ghi chép chi tiêu mà em thấy phù hợp với bản thân. Chia sẻ với các bạn trong lớp về ý tưởng và cách sử dụng cuốn số tay đó.
Lời giải:
- Tiết kiệm tiền mừng tuổi từng năm.
- Chỉ dùng ½ tiền ăn sáng để ăn sáng, phần còn lại dành tiết kiệm.
- Mua sách vở cũ để được giá rẻ.
- Bảo quản cẩn thận thiết bị phục vụ cho việc học tập.
- Mua quần áo vào những dịp quan trọng.
Vận dụng 2 trang 64 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy lập kế hoạch chi tiêu cho sinh hoạt vả học tập theo các bước cụ thể và thực hiện kế hoạch đã lập.
Lời giải:
- Chi tiêu cho sinh hoạt:
+ Mua các đồ dùng cá nhân như quần áo, giày dép, các phụ kiện…
+ Chi tiêu cho ăn uống.
+ Chi tiêu cho những dịp đi chơi, giải trí
- Chi tiêu cho học tập:
+ Mua đồ dùng thiết yếu, đồ dùng học tập.
+ Mua sách vở.
+ Mua các khóa học nâng cao.
Vận dụng 3 trang 64 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy trao đổi với bố mẹ để tìm hiểu tình hình tài chính trong gia đình và dựa vào đó để đưa ra bản dự kiến kế hoạch chi tiêu hằng tháng cho gia đình mình.
Lời giải:
- Liệt kê các khoản thu được trong tháng của gia đình: Các khoản gia đình bạn thu được trong tháng bao gồm: thu nhập của bố mẹ đóng góp vào sinh hoạt gia đình, tiền lãi sổ tiến kiệm, các tiền thưởng hay hoa hồng ,….
- Liệt kê các chi tiêu: tiền ăn uống, tiền điện nước, tiền sinh hoạt tiền học đầu năm, tiền lễ tết, tiền đi du lịch, tiền quà vặt, tiền cà phê, tiền gửi xe đi mua sắm, siêu thị. ( Hãy dự tính ngày phải chi, và tính vào định kỳ hàng tháng.)
- Liệt kê các khoản đầu tư tài chính của gia đình (nếu có)
Lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân Cánh diều hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Kinh tế Pháp luật 10 Bài 11: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Kinh tế Pháp luật 10 Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Kinh tế Pháp luật 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều
- Giải SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều