Nêu ưu và nhược điểm của các mô hình sản xuất kinh doanh đã nêu
Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Câu hỏi trang 46 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.
- Nêu ưu và nhược điểm của các mô hình sản xuất kinh doanh đã nêu.
Lời giải:
a. Công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
- Ưu điểm:
+ Chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty;
+ Chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu;
+ Cơ cấu tổ chức gọn, linh động.
- Nhược điểm:
+ Việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế, công ty sẽ không có số vốn lớn để có thể triển khai những kế hoạch kinh doanh lớn; chịu sự điều chỉnh của pháp luật chặt chẽ hơn;
+ Không được rút vốn trực tiếp.
b. Công ti trách nhiệm hữu hạn hai thành viên:
- Ưu điểm:
+ Các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;
+ Các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;
+ Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ. Nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên. Hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
- Nhược điểm:
+ Việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế, công ty sẽ không có số vốn lớn để có thể triển khai những kế hoạch kinh doanh lớn;
+ Số lượng thành viên giới hạn trong công ty là 50 người.
c. Công ti cổ phần:
- Ưu điểm:
+ mức độ rủi ro của các cổ đông không cao;
+ khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề;
+ cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;
+ khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao;
+ việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng.
- Nhược điểm:
+ Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp;
+ khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế;
+ việc khống chế người vào công ty, mua cổ phần sẽ khó hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
d. Doanh nghiệp tư nhân:
- Ưu điểm:
+ do chỉ có 1 chủ sở hữu và được quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp;
+ chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp;
+ chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp của mình cho người khác;
+ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản;
+ chế độ trách nhiệm vô hạn, doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh.
- Nhược điểm:
+ Tính rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn;
+ Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường;
+ không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác;
+ Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
e. Doanh nghiệp nhà nước:
- Ưu điểm:
+ Thuận lợi trong việc huy động vốn do được nhà nước đầu tư 100% vốn;
+ Được nhà nước tạo điều kiện chính sách, công nghệ, thuế;
+ được sự bảo hộ của nhà nước về sản phẩm đầu ra;
+ có lợi thế uy tín trước đối tác khi thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh.
- Nhược điểm:
+ Thủ tục trình lên, báo cáo, phê duyệt với cơ quan có thẩm quyền đôi khi còn phức tạp, rườm rà khiến cho nhiều cơ hội đầu tư, nhiều hoạt động cấp bách bị trôi qua, gián đoạn tiến độ dự án;
+ Nếu kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ nặng để lại hậu quả lớn cho nền kinh tế quốc gia cũng như sự phát triển của đất nước.
f. Công ti hợp danh:
- Ưu điểm:
+ công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh;
+ việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp hành viên hợp danh là những cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp cao, tạo sự tin cậy cho đối tác;
+ ngân hàng dễ cho vay vốn và hoãn nợ hơn;
+ cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ quản lý, thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Nhược điểm:
+ mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao;
+ việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế;
+ thành viên hợp danh rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm;
+ công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân.
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế và Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST