Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều Bài 19 (có đáp án): Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 11 Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 11.

Trắc nghiệm KTPL 11 Cánh diều Bài 19 (có đáp án): Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Câu 1. Theo quy định của pháp luật, thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được cơ quan chức năng

Quảng cáo

A. bảo đảm bí mật.

B. sao kê đồng loạt

C. kiểm soát nội dung.

D. niêm yết công khai.

Câu 2. Theo quy định của pháp luật, người làm nhiệm vụ chuyển phát vi phạm quyền được bảm đảm an toàn và bí mật thư tín của khách hàng khi

A. bảo quản bưu phẩm đường dài.

B. tự tiêu hủy thư gửi nhầm địa chỉ.

C. chủ động định vị nơi giao nhận.

D. thay đổi phương tiện vận chuyển.

Quảng cáo

Câu 3. Mọi hành vi tự ý xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đều

A. được bảo vệ.

B. bị nghiêm cấm.

C. được khuyến khích.

D. không vi phạm pháp luật.

Câu 4. Theo quy định của pháp luật, có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm,… của công dân trong trường hợp có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm đó có chứa

A. tài liệu, bí mật kinh doanh.

B. công cụ, phương tiện phạm tội.

C. giấy ủy quyền giao dịch dân sự.

D. giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Câu 5. Chị A và chị P cùng làm việc tại phòng kế toán Công ty M. Một hôm, chị A mượn điện thoại của chị P để gọi điện. Trong lúc chị P ra ngoài, chị A đã tự ý đọc tin nhắn nên biết việc chị P dự định chuyển sang công ty khác. Chị A đã chụp lại thông tin này và báo với anh V (trưởng phòng nhân sự của công ty). Hành vi của chị A đã vi phạm quyền nào của công dân?

Quảng cáo

A. Bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở.

B. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu 6. Hành vi nào của bạn L trong tình huống sau đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

Tình huống. L và H là bạn thân của nhau. Một lần, L đến chơi trong lúc H đang ở ngoài quét sân, L thấy cuốn nhật kí để trên bàn học nên L tò mò và mở nhật kí ra xem. Đọc trong nhật kí, L phát hiện H có tình cảm với P – bạn nam học cùng lớp tiếng Anh với H. Lo lắng H vì chuyện tình cảm này mà không chú tâm học tập, L đã liên hệ và yêu cầu P tránh xa bạn mình; đồng thời bí mật báo cho bố mẹ của H biết sự việc.

A. Tự ý vào phòng của H mà chưa được sự đồng ý.

B. Tự ý xem nhật kí của H mà chưa được sự đồng ý.

C. Liên hệ với P yêu cầu P chấm dứt tình cảm với H.

D. Chia sẻ chuyện riêng tư của H cho bố mẹ H biết.

Câu 7. Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A. Nghe thấy chuông điện thoại của K reo, B đã tự ý trả lời điện thoại khi chưa được K đồng ý.

B. Thấy điện thoại của em trai không cài mật khẩu, anh P đã tự ý mở điện thoại để kiểm tra.

C. Anh T bí mật cài phần mềm nghe lén vào điện thoại của bạn gái để thu thập thông tin.

D. Thấy quyển nhật kí của con gái để trên bàn dù rất tò mò nhưng chị V không mở ra đọc.

Quảng cáo

Câu 8. K, A, V là bạn thân của nhau. Một lần, K và A đến chơi trong lúc V đang ở ngoài quét sân, K thấy cuốn nhật kí để trên bàn học nên rủ A cùng đọc nhật kí. Trong trường hợp này, nếu là bạn A, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Lập tức đồng ý vì bản thân cũng tò mò, muốn biết những gì V viết trong nhật kí.

B. Từ chối và khuyên K không nên đọc nhật kí của V vì làm vậy là vi phạm pháp luật.

C. Bảo K đọc sau đó kể lại cho mình, còn mình thì đứng cảnh giới để tránh V phát hiện.

D. Lập tức từ chối, sau đó mắng K vì sự thiếu hiểu biết đồng thời thông báo sự việc cho V.

Câu 9. Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân gây nên nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc

A. xâm phạm tới đời sống riêng tư, an toàn và bí mật cá nhân của công dân.

B. gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lí, danh dự, nhân phẩm… của công dân.

C. ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý hành chính.

D. người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ trong mọi trường hợp.

Câu 10. Mọi hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đều

A. bị xử phạt hành chính.

B. bị phạt cải tạo không giam giữ.

C. bị xử lí theo quy định của pháp luật.

D. phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.

Câu 11. Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A. Tôn trọng an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.

B. Khuyến khích những hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

C. Tuyệt đối không cho người khác mượn các thiết bị như: điện thoại, máy tính.

D. Tuyệt đối không nhờ người khác nhận giúp thư, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm.

Câu 12. Trong tình huống sau, nếu là anh V, em nên lựa chọn cách ứng xử nào?

Tình huống. Là bạn thân của nhau, nhưng M thấy có một số chuyện T vẫn giữ, không kể lại cho mình nghe. Do đó, M đã tìm tới anh V (kĩ sư công nghệ thông tin), nhờ anh V giúp mình đăng nhập vào tài khoản facebook của T để đọc tin nhắn mà T trao đổi với mọi người.

A. Đồng ý vì bản thân cũng tò mò, muốn biết những gì T trao đổi trên facebook.

B. Từ chối và khuyên M không nên làm vậy vì đây là hành vi vi phạm pháp luật.

C. Lập tức đồng ý với điều kiện sau khi đọc xong M phải kể lại cho mình nghe.

D. Từ chối, mắng M vì sự thiếu hiểu biết đồng thời thông báo sự việc cho T.

Câu 13. Đọc các trường hợp sau và cho biết: chủ thể nào không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

Trường hợp 1. Chị H là nhân viên một công ty thương mại. Có lần chị đăng nhập Facebook nhưng lại quên đăng xuất. Lợi dụng tình trạng đó, chị P đã tìm cách vào Messenger của chị để đọc tin nhắn và chụp lại hình ảnh để gửi thêm cho người khác.

Trường hợp 2. Vì muốn biết quan hệ giữa bạn mình là L với một bạn trai khác, nên mỗi lần thấy L nói chuyện qua điện thoại, M lại tìm cách tiếp cận để nghe trộm.

Trường hợp 3. Em gái anh H năm nay vào lớp 10 và được bố mẹ mua tặng một chiếc điện thoại thông minh để tiện liên lạc. Anh H lo lắng em gái bị bạn xấu trên mạng dụ dỗ, lợi dụng nên khi cài đặt điện thoại cho em đã lén đồng bộ tất cả thông tin trên máy vào tài khoản của mình để có thể kiểm tra và ngăn chặn những thông tin xấu.

Trường hợp 4. Anh Q nhắc nhở khách hàng xoá dữ liệu trên máy khi thu mua điện thoại cũ.

A. Chị P (trong trường hợp 1).

B. Bạn M (trong trường hợp 2).

C. Anh H (trong trường hợp 3).

D. Anh Q (trong trường hợp 4).

Hướng dẫn giải

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên