Em hãy cho biết quyền chủ quyền của Việt Nam đối với vùng tiếp giáp lãnh hải

Giải KTPL 12 Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia - Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 122 KTPL 12: Em hãy cho biết quyền chủ quyền của Việt Nam đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình thể hiện như thế nào. Ngoài quyền, Việt Nam có nghĩa vụ quốc tế gì trong các vùng biển này không? Vì sao?

Quảng cáo

Lời giải:

- Quyền chủ quyền của Việt Nam đối với vùng tiếp giáp lãnh hải thể hiện ở việc Việt Nam có thể thi hành sự kiểm soát cần thiết, nhằm:

+ Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định hải quan, thuế khoá, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình;

+ Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

+ Nhà nước Việt Nam thực hiện quyền chủ quyền và các quyền khác ở vùng tiếp giáp lãnh hải như trong vùng đặc quyền về kinh tế.

- Trong vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có các quyền thuộc chủ quyền về việc:

+ Thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lí các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió;

+ Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 quy định. Tất cả các quốc gia khác đều được hưởng ba quyền tự do cơ bản là: tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp ngầm (Điều 58 Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982).

- Quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa của mình thể hiện ở việc:

+ Việt Nam có toàn quyền thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của vùng này, bao gồm các tài nguyên thiên nhiên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên không sinh vật khác của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như các sinh vật thuộc loại định cư, nghĩa là những sinh vật nào, ở thời kì có thể đánh bắt được, hoặc nằm bất động ở đáy, hoặc lòng đất dưới đáy; hoặc là không có khả năng di chuyển nếu không có khả năng tiếp xúc với đáy hay lòng đáy dưới đáy biển. Đây là các đặc quyền riêng của Việt Nam, các quốc gia khác không được xâm phạm.

+ Việt Nam có đặc quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa vào bất kì mục đích gì. Tất cả các quốc gia khác có thể đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thểm lục địa của Việt Nam, riêng với tuyến ống dẫn đặt ở thềm lục địa cần được sự thoả thuận của Việt Nam. Tàu thuyền và phương tiện bay của tất cả các quốc gia khác đều có quyền tự do ra vào vùng nước và vùng trời thềm lục địa của Việt Nam.

+ Ngoài những quyền trên, trong các vùng biển này, Việt Nam có nghĩa vụ quốc tế là không gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền và các tự do khác của các nước khác đã được Công ước thừa nhận, cũng không được cản trở việc thực hiện các quyền này một cách không thể biện bạch được; Việt Nam không được cản trở việc lắp đặt hay bảo quản các ống dẫn và dây cáp của quốc gia khác đặt trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Bởi vì, đó là các nghĩa vụ quốc tế đã được quy định tại các điều 58, 78 và 79 Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982.

Quảng cáo

Lời giải KTPL 12 Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia hay khác:

Quảng cáo
Quảng cáo

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên