Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 12 Kết nối tri thức Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế
Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KTPL 12.
Lý thuyết KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế
1. Tăng trưởng kinh tế
a) Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kì nhất định (so với thời kì gốc cần so sánh).
- Tăng trưởng kinh tế được đo bằng mức tăng tổng sản phẩm quốc nội hay tổng thu nhập quốc dân (GNI) trong một thời gian nhất định (thường năm) cả về quy mô và tốc độ gia tăng.
- Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế:
+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
+ Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người)
+ Tổng thu nhập quốc dân (GNI)
+ Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).
b) Vai trò của tăng trưởng kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia.
+ Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần thiết để khắc phục tình trạng đói nghèo lạc hậu, tạo điều kiện để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao phúc lợi xã hội, phát triển văn hoá, giáo dục, thể thao... góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân;
+ Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước, vị thế của quốc gia.
- Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
2. Phát triển kinh tế
a) Phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế
- Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội.
- Các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế bao gồm:
+ Tăng trưởng kinh tế (sự gia tăng GDP, GNI, GDP/người, GNl/người).
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực: tỉ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ trong GDP tăng lên, tỉ trọng của ngành nông nghiệp giảm đi.
+ Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội: chỉ số phát triển con người HDI tăng, chỉ số đói nghèo, chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini) giảm.
- Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau.
+ Tăng trưởng kinh tế chỉ là sự thay đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện tiền đề cho phát triển kinh tế nhưng không phải chỉ cần tăng trưởng kinh tế là đã đạt được phát triển kinh tế.
+ Phát triển kinh tế có phạm vi rộng lớn, toàn diện hơn bao hàm cả tăng trưởng kinh tế lẫn chuyển dịch cơ cấu và tiến bộ xã hội.
- Trên cơ sở những kết quả đạt được về phát triển kinh tế, quốc gia luôn hướng tới mục tiêu tiến bộ xã hội, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
b) Vai trò của phát triển kinh tế
- Phát triển kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia:
+ Với những tác động từ kết quả tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững, phát triển kinh tế đảm bảo những tiền đề vật chất cần thiết cho việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao sức mạnh và sự thịnh vượng của quốc gia.
+ Phát triển kinh tế với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực góp phần nâng cao trình độ phát triển, tạo đà phát triển nhanh, vững chắc cho nền kinh tế.
+ Với việc thực hiện tiến bộ xã hội, phát triển kinh tế không chỉ tạo điều kiện vật chất mà còn tạo điều kiện đảm bảo thực hiện tiến bộ xã hội như xây dựng thể chế kinh tế tiến bộ, nâng cao năng lực tổ chức quản lí của Nhà nước, thực hiện phân phối công bằng, hợp lí,…
- Phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với nước đang phát triển như Việt Nam.
3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
- Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững có quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Tăng trưởng kinh tế là một nội dung của phát triển bền vững, điều kiện tiên quyết để thực hiện phát triển bền vững, điều kiện vật chất để nâng cao mức sống của nhân dân, thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế – xã hội. Tăng trưởng kinh tế không hợp lí có thể tạo ra những tác động tiêu cực, cản trở tiến trình phát triển bền vững của quốc gia.
+ Phát triển bền vững với những yêu cầu nâng cao chất lượng tăng trưởng cùng với thực hiện các chính sách phát triển xã hội tạo điều kiện giữ vững ổn định chính trị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Giáo dục KTPL 12 Kết nối tri thức
- Giải SBT Giáo dục KTPL 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT