Giải Lịch sử 10 trang 109 Cánh diều

Với Giải Lịch sử 10 trang 109 trong Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch sử 10 trang 109.

Giải Lịch sử 10 trang 109 Cánh diều

Câu hỏi trang 109 Lịch Sử 10: Đọc thông tin và quan sát Hình 15.8 hãy nhận xét về ưu điểm, hạn chế và phân tích ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt.

Đọc thông tin và quan sát Hình 15.8 hãy nhận xét về ưu điểm, hạn chế và phân tích

Lời giải:

Quảng cáo

* Ưu điểm – hạn chế của văn minh Đại Việt

- Ưu điểm:

+ Là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, hình thành dựa trên sự kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, tiếp biến các yếu tố của văn minh nước ngoài

+ Phát triển rực rỡ, toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

+ Yếu tố xuyên suốt quá trình phát triển của văn minh Đại Việt là truyền thống yêu nước, nhân ái, nhân văn và tính cộng đồng sâu sắc

- Han chế:

+ Do chính sách “trọng nông ức thương” của một số triều đại phong kiến nên kinh tế hàng hoá còn nhiều hạn chế.

+ Lĩnh vực khoa học, kĩ thuật chưa thực sự phát triển.

+ Kinh tế nông nghiệp, thiết chế làng xã và mô hình quân chủ chuyên chế cũng góp phần tạo ra tính thụ động, tư tưởng quân bình, thiếu năng động, sáng tạo của cá nhân và xã hội.

+ Những hạn chế về tri thức khoa học khiến đời sống tinh thần của cư dân vẫn còn nhiều yếu tố duy tâm.

* Ý nghĩa của văn minh Đại Việt

- Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.

- Là tiền đề và điều kiện quan trọng để tạo nên sức mạnh của dân tộc trong công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, đồng thời, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy được những thành tựu và giá trị của văn minh Việt cổ.

- Văn minh Đại Việt có giá trị lớn đối với quốc gia, dân tộc Việt Nam và một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt đã được UNESCO ghi danh.

Luyện tập 1 trang 109 Lịch Sử 10: Vẽ sơ đồ tư duy khái quát những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật.

Lời giải:

Quảng cáo


(*) Sơ đồ tham khảo

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt

Luyện tập 2 trang 109 Lịch Sử 10: Kể tên những thành tựu của nền văn minh Đại Việt còn lưu giữ, tồn tại đến ngày nay mà em biết. Hãy nêu giá trị của các thành tựu đó.

Lời giải:

Quảng cáo

Lĩnh vực

Thành tựu còn lưu giữ, tồn tại đến ngày nay

Luật pháp

Quốc triều hình luật (thời Lê sơ); Hoàng Việt luật lệ (thời Nguyễn)

Nông nghiệp

Đê quai vạc (đắp từ thời Trần, hiện nay còn lại dấu tích ở một số địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Hồng).

Thủ công nghiệp

Ấm gốm hoa nâu thời Lý – Trần

Giáo dục

Văn miếu – Quốc Tử Giám; Bia Tiến sĩ; Chiếu Cầu hiền; chiếu khuyến học…

Tư tưởng

Tư tưởng lấy dân làm gốc

Tín ngưỡng

Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc, tổ nghề; thờ mẫu… vẫn được duy trì

Chữ viết

Chữ Nôm, chữ Quốc ngữ

Sử học

Tác phẩm: Đại việt sử kí toàn thư; Đại Việt thông sử; Lịch triều hiến chương loại chí…

Quân sự

Binh thư yếu lược

Nghệ thuật

- Các công trình kiến trúc: thành nhà Hồ; dấu tích của thành nhà Mạc; Đại nội Huế, thành Gia Định, Chùa Một Cột, chùa Thiên Mụ; đình làng Đình Bảng….

- Nhã nhạc cung đình

- Các lễ hội: tịch điền, tết Nguyên Đán….

- Các loại hình diễn xướng như: hát chèo, hát tuồng, hát quan họ, hát xẩm…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

Vận dụng 3 trang 109 Lịch Sử 10: Hãy giới thiệu với du khách về một thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt

Lời giải:

Quảng cáo

(*) Giới thiệu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám

- Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở khu vực quận Đống Đa, Hà Nội, ngay giữa 4 phố chính gồm Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Du lịch đến với Hà Nội ngàn năm văn hiến thì đây chắc chắn là địa điểm mà bạn nên ghé thăm.

- Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc.

- Sang thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ. Tới thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế. Văn miếu Thăng Long được sửa sang lại chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội.

- Quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiện tại nằm trong khuôn viên rộng 54331m2, bao gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau. Bao bọc khuôn viên là những bức gạch vồ. Trải qua nhiều tu sửa, quần thể di tích này bao gồm Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái Học.

- Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là trường đại học đầu tiên của Việt Nam mà còn như một ngọn nến luôn rực cháy, thắp sáng truyền thống hiếu học của người Việt. Đến nơi đây bạn dường như được tiếp thêm động lực từ những bảng vàng rực rỡ của ông cha, nạp vào nguồn năng lượng tràn đầy để vững tin trong hành trình nỗ lực học tập và khám phá tri thức nhân loại.

- Bên cạnh đó, ngày nay Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn là nơi tổ chức hội thơ, là nơi khen tặng những học sinh ưu tú, xuất sắc và là địa điểm tham quan nổi tiếng thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế khi đến với Hà Nội. Đồng thời, đây cũng là điểm hẹn “xin chữ” của người dân thủ đô trong những ngày tết truyền thống với ước mong năm mới an lành; hoặc trong những mùa thi quan trọng của đất nước với niềm tin đỗ đạt của các “sĩ tử”.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

Vận dụng 4 trang 109 Lịch Sử 10: Sưu tầm tư liệu về một thành tựu của nền văn minh Đại Việt để thuyết trình với thầy cô và bạn học.

Lời giải:

(*) Giới thiệu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương

- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cư dân Việt cổ ngay từ thời văn minh sông Hồng.

- Vượt qua thời gian, vượt lên các thể chế chính trị, Hùng Vương luôn được cả người dân, lẫn các giai cấp cầm quyền tôn thờ và xây dựng các thiết chế văn hóa, tín ngưỡng để thờ tự. Hùng Vương Ngọc Phả được soạn vào thời triều đại nhà Lê đời Hồng Đức nguyên niên (1470) cho biết: từ đời nhà Đinh, Lê, Lý, Trần và Hậu Lê việc thờ cúng Hùng Vương đã được tổ chức ở làng Cổ Tích, xã Hy Cương. Nhân dân các vùng của đất nước đều đến lễ để tưởng nhớ các đấng Thánh Tổ ngày xưa.

- Dưới thời nhà Nguyễn (thế kỷ XIX), nhà nước đã cho xây dựng Miếu Lịch Đại Đế Vương, ngôi miếu thờ các bậc minh quân khai sáng dân tộc Việt Nam, cho rước linh vị các Vua Hùng về thờ tự.

- Cho đến hiện nay (đầu thế kỉ XXI), tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp này vẫn được người Việt duy trì. Đặc biệt, tới năm 2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

Lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên