Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam
Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 10 Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 10.
Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam
1. Thành phần dân tộc theo dân số
- Trong cơ cấu dân số Việt Nam hiện nay, dân tộc Kinh có dân số lớn nhất, chiếm khoảng 85.3% tổng số dân; 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm khoảng 14.7% dân số.
- Trong 53 dân tộc thiểu số, có:
+ 6 dân tộc có dân số trên 1 triệu người là: Tày, Thái, Mường, Hmông, Khơ-me, Nùng;
+ 11 dân tộc có số dân dưới 5 nghìn người.
- Các dân tộc thiểu số cư trú phân tán và đan xen, đặc biệt ở miền núi phí Bắc, các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.
Một số dân tộc trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam (minh họa)
2. Ngữ hệ và phân chia tộc người theo ngữ hệ
a. Khái niệm ngữ hệ
- Ngữ hệ là một nhóm các ngon ngữ có cùng nguồn gốc với nhau. Quan hệ đó được xác định bởi những đặc điểm giống nhau về ngữ pháp, hệ thống từ vị cơ bản, âm vị và thanh điệu….
- Ngữ hệ còn được gọi là dòng ngôn ngữ
b. Sự phân chia tộc người theo ngữ hệ ở Việt Nam
Các dân tộc ở Việt Nam được xếp vào 8 nhóm ngôn ngữ tộc người, thuộc 5 ngữ hệ khác nhau:
- Ngữ hệ Nam Á, gồm:
+ Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường
+ Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme.
- Ngữ hệ Mông - Dao, gồm nhóm ngôn ngữ Hmông, Dao
- Ngữ hệ Thái - Kađai, gồm:
+ Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái
+ Nhóm ngôn ngữ Kađai.
- Ngữ hệ Nam Đảo gồm nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa đảo.
- Ngữ hệ Hán - Tạng, gồm:
+ Nhóm ngôn ngữ Hán
+ Nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến
3. Hoạt động kinh tế, đời sống vật chất
3.1. Nông nghiệp
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, nhưng có sự khác nhau về hình thức giữa đồng bằng và miền núi.
- Người Kinh:
+ Tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.
+ Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã được hình thành và phát triển từ rất sớm.
+ Bên cạnh đó, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản,... cũng là những hoạt động kinh tế phổ biến
- Các dân tộc thiểu số:
+ Phần lớn phân bổ ở miền núi, trung du, cao nguyên.
+ Trước đây các dân tộc thiểu số chủ yếu làm nương rẫy theo hình thức du canh.
+ Hiện nay, họ đã chuyển sang hình thức canh tác định canh, trong nhiều loại cây, như lúa, ngô, khoai xen canh với rau, lạc, vừng, đậu,... và các loại cây ăn quả.
Trồng lúa trên các ruộng bậc thang ở vùng Tây Bắc Việt Nam
3.2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp
a. Thủ công nghiệp
- Người Kinh:
+ Phát triển các nghề thủ công như nghề gốm, dệt, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy,... từ sớm.
+ Một số nghề đã đạt đến trình độ cao, nhiều làng nghề thủ công có truyền thống lâu đời và nổi tiếng trong cả nước.
- Các dân tộc thiểu số: cũng có truyền thống làm các nghề thủ công từ sớm, với các nghề như: dệt thổ cẩm, dệt lanh, chế tác đồ trang sức, làm mộc, nhuộm, đan lát,...
Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số
b. Thương nghiệp
- Trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chợ vừa là nơi trao đổi, buôn bán các mặt hàng, vừa là nơi giao lưu văn hoá và thể hiện tinh cộng đồng.
- Người Kinh thường tổ chức các hình thức chợ làng, chợ huyện và cả chợ trong các khu phố, chợ đầu mối,...
- Cư dân các dân tộc ở khu vực Nam Bộ còn có hình thức họp chợ trên sông, hình thành các khu chợ nổi.
- Các dân tộc vùng cao thường họp chợ phiên.
3.3. Ăn, mặc,ở
a. Văn hóa ăn
- Người Kinh:
+ Cơm tẻ, nước chè là đồ ăn, thức uống cơ bản truyền thống hằng ngày của người Kinh ở miền Bắc. Trong bữa ăn hằng ngày thường có các món canh, rau, các loại mắm, muối, gia vị như ớt, tỏi, gừng,...
+ Người Kinh ở miền Trung thưởng cay và mặn hơn các khu vực khác
+ Người Kinh ở miền Nam thường có nhiều món hơi ngọt và ít cay…
- Các dân tộc thiểu số khác:
+ Bữa ăn hàng ngày của các dân tộc ít người ở Tây Bắc thường có xôi, ngô.
+ Một số dân tộc ở Tây Nguyên chủ yếu ăn cơm tẻ, muối ớt.
+ Các dân tộc ở Tây Bắc và Tây Nguyên cũng thường uống rượu cần.
Uống rượu cần
b. Văn hóa mặc
- Người Kinh:
+ Trước đây, đàn ông người Kinh thường mặc quần áo nâu, đi chân trần. Phụ nữ người Kinh ngày thường mặc váy đen, yểm, áo cánh nâu, chít khăn mỏ quạ đen (Bắc Bộ), hoặc mặc áo bà ba, chít khăn rằn (Nam Bộ).
+ Áo dài được sử dụng phổ biến từ đầu thế kỉ XX và trở thành trang phục truyền thống trong các dịp lễ tết
Áo dài được sử dụng trong các dịp lễ tết
- Các dân tộc thiểu số:
+ Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số được đặc trưng bởi hoa văn, chất liệu hoặc màu sắc riêng.
+ Các dân tộc ở Tây Bắc thường chú trọng các hoạ tiết đa sắc, sặc sỡ.
+ Màu sắc và hoa văn trên trang phục của các dân tộc ít người ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thường đơn giản.
c. Văn hóa ở
- Người Kinh:
+ Ở các vùng đồng bằng, duyên hải thường là nhà trệt. Ngôi nhà chính thường có kết cấu ba hoặc năm gian, trong đó gian giữa là gian trang trọng nhất, đặt bàn thờ tổ tiên.
+ Ở nhiều tỉnh Nam Bộ, nhà bếp thường được làm sát kề hay nối kề với ngôi nhà chính.
+ Trong đời sống hiện đại, nhà ở của người Kinh ở nông thôn hay thành thị đều được xây dựng kiên cố, chịu ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây.
- Các dân tộc thiểu số:
+ Thường sống tập trung trong các xóm, làng, bản ở chân núi, bên sườn đồi hoặc nơi đất thoải gần sông, suối,…
+ Kiểu nhà phổ biến là nhà sàn để và có một ngôi nhà chung làm nơi sinh hoạt cộng đồng.
Nhà Rông ở Tây Nguyên
3.4. Phương tiện đi lại
- Phương tiện đi lại trước đây:
+ Phương tiện đi lại truyền thống của người Kinh trên đường bộ chủ yếu là ngựa, xe ngựa, xe kéo tay, trên đường thuỷ có thuyền, bẻ, mảng, ghe, tàu,...
+ Ngựa thồ, xe ngựa là phương tiện vận chuyển, đi lại truyền thống, phổ biến của nhiều dân tộc thiểu số các tỉnh vùng núi phía bắc, họ cũng dùng mảng, bè để đi lại trên các sông, suối.
+ Trước đây, các dân tộc Tây Nguyên thường sử dụng voi, ngựa để đi lại; người Khơme ở Nam Bộ thường sử dụng xe bò, xe lôi bánh gỗ, hoặc bánh hơi để di chuyển
Một số dân tộc sử dụng ngựa để di chuyển
- Trong xã hội hiện đại, xe đạp, xe máy và ô tô là phương tiện giao thông phổ biến. Tàu hoả, máy bay được sử dụng ở Việt Nam cũng trở thành phương tiện đi lại quen thuộc của người dân Việt Nam.
4. Đời sống tinh thần
4.1. Tín ngưỡng, tôn giáo
a. Tín ngưỡng
- Các tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên, thực hiện nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp,... với những cách thức khác nhau.
- Các tín ngưỡng phổ biến của người Kinh là:
+ Thờ cúng tổ tiên, thờ người có công với cộng đồng, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ tổ sư, tổ nghề,... trong đó, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng quan trọng nhất
+ Bàn thờ tổ tiên trong gia đình người Kinh được đặt ở vị trí trang trọng nhất, việc củng lễ được thực hiện vào các ngày giỗ, tết và các dịp tuần tiết trong năm.
+ Tục thờ Thổ công, Táo quân, ông Địa phổ biến ở nhiều địa phương
+ Thành hoàng hoặc các vị phúc thần thường được thờ ở những nơi thờ tự của cộng đồng, như đinh, miếu…
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
- Các dân tộc thiểu số có tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, thờ nhiều vị thần tự nhiên, theo thuyết “vạn vận hữu linh”, nhiều dân tộc thờ các vị thần nông nghiệp….
b. Tôn giáo
- Tại Việt Nam có sự hiện diện của các tôn giáo lớn trên thế giới là Phật giáo, Đạo giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Công giáo,... Mức độ đậm nhạt của các tôn giáo này khác nhau tuỳ theo tiến trình lịch sử, theo vùng miền và theo tộc người,
- Phật giáo:
+ Được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên và dần trở thành tôn giáo có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của các dân tộc.
+ Phật giáo trở thành quốc giáo trong một số giai đoạn của thời kì quân chủ.
+ Đến nay, phổ biến ở Việt Nam là Phật giáo Đại thừa.
- Hin-đu giáo:
+ Được truyền bá vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên và có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Hiện nay, phần lớn dân tộc Chăm cư trú ở Ninh Thuận và Binh Thuận theo Hin-đu giáo
- Bộ phận người Chăm cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh theo Hồi giáo.
- Công giáo được truyền bá vào Việt Nam từ thế kỉ XVI và dần trở thành một trong những tôn giáo phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
4.2. Phong tục, tập quán, lễ hội
a. Phong tục, tập quán
- Người Kinh:
+ Từ xa xưa đã có tục ăn trầu nhuộm răng, xăm mình.
+ Trong cưới xin, nghi lễ truyền thống thường trải qua các bước cơ bản như dạn, hỏi, cưới, lại mặt.
+ Việc tổ chức tang ma của người rất trang nghiêm, gồm nhiều nghi thức.
Lễ ăn hỏi trong phong tục cưới xin của người Kinh
- Các dân tộc thiểu số có phong tục, tập quán đa dạng.
+ Một số tộc người ở Tây Nguyên tổ chức gia đình theo hình thức mẫu hệ (người Ê-đê, người Ba Na). Trong phong tục cưới hỏi, người phụ nữ chủ động nhờ mai mối. Trong nghi lễ ma chay, họ làm lễ bỏ mả và dựng nhà mồ để chôn người chết.
+ Ở Nam Bộ, dân tộc Chăm cũng có truyền thống gia đình mẫu hệ, người phụ nữ đảm nhiệm việc lo sính lễ trong lễ cưới. Nghi thức tang ma của người Chăm theo Hồi giáo thường bắt đầu với lễ cầu nguyện tại thánh đường…
b. Lễ hội
- Lễ tết:
+ Tết Nguyên đán là tết lớn nhất trong năm của người Kinh Ngoài ra còn có nhiều lễ, tết truyền thống khác, như Rằm tháng Giêng, Thanh minh, Đoan Ngọ, Trung thu,...
+ Các tộc người ở Tây Bắc tổ chức tết năm mới vào các thời điểm khác nhau, người Lào theo Phật lịch và ăn tết vào tháng Tư Âm lịch; người Hà Nhì ăn tết năm mới vào đầu tháng Mười Âm lịch
+ Các tộc người ở Tây Nguyên thưởng tổ chức tết vào mùa xuân với các tên gọi khác nhau, như lễ Mừng lúa mới của người Mạ, lễ Sơmok (ăn cốm mới) của người Ba Na.
+ Các tộc người ở Nam Bộ như người Khơ-me ăn Tết Chôl Chnăm Thmây, người Hoa ăn tết Nguyên đán.
- Lễ hội:
+ Lễ hội là một nét văn hoá đặc sắc, gồm các lễ hội nông nghiệp, tôn giáo, hoặc gắn với đời sống sinh hoạt cộng đồng.
+ Người Kinh tổ chức nhiều lễ hội vào mùa xuân sau tết Nguyên đán. Lễ hội cũng là nơi diễn ra nhiều trò chơi dân gian.
+ Các tộc người thiểu số ở Tây Bắc có lễ hội cầu mưa, lễ hội cầu an ở bản, lễ hội hát máa giao duyên,...
+ Các dân tộc ở Nam Bộ thường tổ chức lễ hội nông nghiệp và tôn giáo, như lệ Ok Om Bok của người Khơ-me, lệ Katê của người Chăm.
Lễ cấp sắc của người Dao đỏ
4.3. Nghệ thuật
- Các loại hình nghệ thuật biểu diễn của dân tộc Kinh rất đa dạng, tiêu biểu như nghệ thuật múa rối nước, chèo, tuổng, đờn ca tài tử, ca trù, hát xoan, dân ca quan họ,...
- Mỗi dân tộc thiểu số lại có những làn điệu, điệu múa và nhạc cụ riêng.
+ Người thiểu số vùng Tây Bắc ưa thích các làn điệu dân ca, múa, xoe, thổi các loại khèn, sáo, sử dụng trống và các bộ gõ bằng tre, nứa tự tạo.
+ Các tộc người thiểu số ở Nam Bộ thường biểu diễn các điệu dân vũ với nhạc cụ gồm ba nhóm là bộ gõ (trống, chiêng,...), bộ dây (đàn) và bộ hơi (kèn, tù và),...
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 10 Cánh diều hay khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt
Lý thuyết Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Lịch sử 10 Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 10 Cánh diều
- Giải SBT Lịch sử 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều