Giải Lịch sử 10 trang 14 Kết nối tri thức

Với Giải Lịch sử 10 trang 14 trong Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch sử 10 trang 14.

Giải Lịch sử 10 trang 14 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 14 Lịch Sử 10: Kể tên một số loại hình sử liệu. Lấy một ví dụ cho mỗi loại hình sử liệu đó.

Lời giải:

Quảng cáo

- Căn cứ vào hình thức, sử liệu được phân chia thành 5 loại hình là:

+ Sử liệu hiện vật. Ví dụ: Trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịnh, Thành nhà Hồ…

+ Sử liệu truyền miệng. Ví dụ: truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh; sự tích bánh chưng, bánh giầy; truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Chây – Trọng Thủy…

+ Sử liệu chữ viết. Ví dụ: Đại việt sử kí toàn thư; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược…

+ Sử liệu hình ảnh. Ví dụ: ảnh chụp xe tăng của Quân Giải phóng miền Nam tiến vào Dinh Độc Lập (ngày 30/4/1945); ảnh chụ lá cờ quyết chiến quyết thắng của quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm của tướng Đờ-cát-xtơ-ri trong chiến dịch Điện Biên Phủ…

+ Sử liệu đa phương tiện. Ví dụ: video Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 2/9/1945)…

- Căn cứ vào tính chất, sử liệu phân chia thành 2 loại hình, là:

+ Sử liệu trực tiếp (còn gọi là: sử liệu gốc, sử liệu sơ cấp). Ví dụ: châu bản triều Nguyễn; mũi tên đồng Cổ Loa…

+ Sử liệu gián tiếp (còn gọi là: sử liệu thứ cấp, sử liệu phái sinh). Ví dụ: sách Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX của tác giả Đào Duy Anh…

Câu hỏi 2 trang 14 Lịch Sử 10: Đóng vai một nhà sử học, em hãy khai thác và phân tích những thông tin sử liệu trong các hình 10 - 12 (tr.13) thông qua việc vận dụng một số phương pháp cơ bản của Sử học.

Đóng vai một nhà sử học, em hãy khai thác và phân tích những thông tin sử liệu

Lời giải:

Quảng cáo


- Khai thác và phân tích thông tin trong sử liệu: Lá đề gắn trên ngói úp nóc trang trí hình rồng ở Hoàng thành Thăng Long (hình 10):

+ Chất liệu của hiện vật: gốm nung

+ Hiện vật được gắn lên các viên ngói dùng để lợp mái những cung điện tại Hoàng thành Thăng Long

+ Hình tượng trang trí: lá đề, rồng

+ Ý nghĩa của các hoa văn trang trí: hình tượng lá đề là biểu trưng cho sự giác ngộ Phật giáo (vì theo sử tích của Phật giáo, Đức Phật đã thành đạo dưới gốc cây bồ đề); hình tượng rồng tượng trưng cho quyền lực của hoàng gia

- Khai thác và phân tích thông tin trong sử liệu: Tuyên ngôn Độc lập (hình 11) :

+ Người soạn thảo: Chủ tịch Hồ Chí Minh

+ Thời gian công bố: ngày 2/9/1945

+ Nội dung: nêu lên cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn cho nền độc lập của nhân dân Việt Nam; tố cáo tội ách của thực dân Pháp trong quá trình cai trị Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập của nhân dân Việt Nam.

- Khai thác và phân tích thông tin trong sử liệu: một tờ tiền của Việt Nam (hình 12):

+ Chất liệu: giấy

+ Tên nước: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Mệnh giá (giá trị tiền): 10.000 đồng.

+ Hình ảnh in trên tờ tiền: chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh

Luyện tập 1 trang 14 Lịch Sử 10: Lịch sử là gì? Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.

Lời giải:

Quảng cáo

* Khái niệm: Lịch sử là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay, bao gồm cả lịch sử quá trình tương tác của con người với tự nhiên và quá trình con người tương tác với nhau.

* Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử qua ví dụ cụ thể:

- Hiện thực lịch sử: Đầu tháng 8-1945, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki của Nhật Bản.

- Nhận thức lịch sử:

+ Nhận thức 1: Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản làm cho Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt sớm hơn nhiều tháng, hạn chế thiệt hại sinh mạng cho các bên tham chiến.

+ Nhận thức 2: Mỹ không cần thiết phải ném bom nguyên tử. Đó là tội ác chiến tranh, là hành vi tàn bạo chống lại loài người.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

Luyện tập 2 trang 14 Lịch Sử 10: Làm thế nào để tái hiện được một sự kiện lịch sử?

Lời giải:

Quảng cáo

- Để tái hiện được một sự kiện lịch sử, người nghiên cứu phải dựa vào các nguồn sử liệu.

Vận dụng 1 trang 14 Lịch Sử 10: Sưu tầm một số tư liệu có liên quan đến quá khứ của gia đình/ quê hương em và viết đoạn văn ngắn giới thiệu về những tư liệu đó. Thông qua những tư liệu đó, em biết được điều gì về gia đình/ quê hương em trong quá khứ? Cho biết cảm nhận/ cảm xúc của em khi biết được những điều này.

Lời giải:

(*) Giới thiệu về: nguồn gốc họ Cao Trần ở xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

- Họ Cao Trần xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, do Thái tổ Trần Bong, tự là: Vô Ý, từ làng Bến Mía, xã Thịnh Mỹ, huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa (nay là thôn Tứ Trụ, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) ra làng Hoành Nha (nay là xã Giao Tiến), khai cơ, lập nghiệp, đổi từ họ Trần sang họ Cao.

- Để các thế hệ hậu duệ của dòng họ Cao Trần sau này biết về cội nguồn của mình, các thế hệ tiền bối của dòng họ đều tổ chức biên tập Gia phả để truyền lại cho đời sau.

+ Bản Gia phả đầu tiên của họ Cao Trần xã Giao Tiến được viết bằng chữ Hán, ghi chép từ đời thứ Nhất đến đời thứ Tám.

+ Năm 1993, dòng họ tổ chức dịch từ bản chữ Hán ra chữ Quốc ngữ và biên tập tiếp đến đời thứ 13, được hoàn thành vào năm Đinh Sửu (1997).

- Từ những năm 60 của thế kỷ XX, cho đến nay đã nhiều lần họ Cao tổ chức vào khảo cứu ở vùng Thanh Hoá, nơi gốc của Thái tổ ra đi như được ghi trong Gia phả, để tìm hiểu rõ thêm về nguồn gốc và thân thế sự nghiệp của Thái tổ, nhưng chưa có kết quả. Do vậy nguyên nhân việc Thái tổ đổi từ họ Trần sang họ Cao và chuyển cư từ châu Ái ra ấp Hòe Nha hàng trăm năm sau vẫn còn là điều bí ẩn.

- May mắn thay, năm 1999, ngẫu nhiên một thành viên trong họ là Cao Trần Thắng đã đọc được cuốn “Tân phả Họ Trần Nghệ Tĩnh” ở thành phố Nam Định về báo cáo với các bậc cao niên trong họ. Qua nghiên cứu, thấy trong gia phả họ Trần Nghệ Tĩnh có thờ Tổ Cô Trần Quế Hoa Nương, trùng với ngôi thờ của họ Cao xã Giao Tiến, đồng thời cũng có một số ngôi bậc tương đồng với các ngôi bậc mà Tổ Vô Ý đưa từ quê cựu ra nơi đất mới thờ phụng, nên Hội đồng gia tộc họ Cao quyết định cử phái đoàn đi vào Nghệ An để khảo cứu thực tế xem có mối liên hệ nào chăng?

- Qua nhiều lần khảo cứu tại Nghệ An và Nam Định, nghiên cứu các văn tự gốc bằng chữ Hán, các cuốn gia phả, hoành phi, câu đối trong từ đường của cả họ Trần và họ Cao… cuối cùng hai bên đã chắp nối, tái hiện được sự thật lịch sử như sau:

+ Về thân thế hành trạng của Thái tổ Vô Ý họ Cao chính là Trần Công Ngạn, chi trưởng của dòng Phúc Quảng, Tổ đời thứ Tư dòng họ Trần Nguyên Hãn Nghệ Tĩnh ngày nay.

+ Nguyên nhân Thái Tổ phải đổi họ và chuyển cư từ châu Ái ra ấp Hòe Nha là do: chiến tranh và bị lực lượng của chúa Trịnh Tùng truy sát.

* Nhận xét, nêu cảm xúc:

- Thông qua những tư liệu đó, em biết được nguồn gốc của gia tộc mình; nguyên nhân tại sao tổ tiên của mình phải lưu tán, thay tên, đổi họ

- Cảm xúc của em: xúc động, tò mò, muốn khám phá, tìm hiểu kĩ hơn về lịch sử gia tộc

* Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

Vận dụng 2 trang 14 Lịch Sử 10: Em hoặc nhóm bạn hãy tìm đọc một cuốn truyện/ một cuốn sách lịch sử, sau đó giới thiệu với bạn cùng lớp (tên sách, tên giả, năm ra đời, nội dung chủ yếu,...). Điều gì ở cuốn sách/ cuốn truyện đó khiến em thích nhất?

Lời giải:

(*) Giới thiệu sách: Lĩnh Nam chích quái

- Tên sách: Lĩnh Nam chích quái

- Tác giả (tương truyền): Trần Thế Pháp.

- Thời gian ra đời: khoảng cuối thế kỉ XIV.

- Điểm đặc biệt:

+ Lĩnh Nam chích quái gồm 22 câu truyện, tập hợp các truyền thuyết và cổ tích dân gian của Việt Nam.

+ Trong sách Lĩnh Nam chích quái có những câu truyện chứa đựng những thông tin về lịch sử dân tộc Việt Nam, như: Truyện họ Hồng Bàng; truyện Tản Viên; truyện Phù Đổng Thiên vương…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

Lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên